Mặt trái của Toàn cầu hóa
Nhưng, mặt trái của vấn đề là người dân tại các nước giàu lại thấy là họ nghèo đi. Hoặc lợi tức hay lương bổng không tăng mạnh như họ mong đợi hoặc đã thấy tại các xứ khác. Nói cho dễ hiểu là dân Đức hay dân Pháp thì thấy việc làm và lợi tức của họ đã chảy qua Ba Lan hay Hungary; dân Mỹ thì cho là họ mất việc và mất lương vì hãng xưởng dời qua Mexico, đầu tư tại Hoa lục hoặc đặt làm gia công tại Ấn Độ....
Nói cho gần gũi thì nhiều shop may của người Việt tại Mỹ phải đóng cửa và nhà đầu tư vượt Thái bình dương về lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu ngược về Mỹ. Dân Việt tại Việt Nam có thêm việc làm trong khi dân Việt tại California phải đi tìm việc khác, nhiều người bèn tìm cơ hội mới tại Việt Nam và kiếm ra tiền còn nhanh hơn!
Nguyễn Xuân Nghĩa: Chúng ta không thể biết chắc mọi chuyện về tương lai, nhưng căn cứ trên những biến đổi vừa qua, đây là những điều có thể xảy ra với xác suất cao trong năm tới, nhất là từ giữa năm trở đi, tức là sau khi Việt Nam hết reo vui vì viễn ảnh toàn cầu hóa.
Thứ nhất, vì kinh tế toàn cầu trong năm tới sẽ tăng trưởng chậm hơn do hiệu ứng của suy trầm nhẹ tại Mỹ, các nước sẽ cạnh tranh kịch liệt hơn để giành thị phần xuất khẩu. Kết quả là phản ứng bảo hộ mậu dịch sẽ chỉ tăng chứ không giảm giữa các nước.
Thứ hai, toàn cầu hóa sẽ bị khựng và các nước sẽ thỏa hiệp song phương hoặc từng nhóm với nhau để trao đổi và chia sẻ lợi ích. Hiện tượng kinh tế nhất thể hoá có thể bị chặn và thay thế bằng kinh tế tự do trong từng khối với hậu quả bất lợi cho các nước nghèo.
Trong từng khối đó, người ta có thể thấy lạm phát gia tăng, lãi suất được nâng cao và các thị trường tài chính chuyển động mạnh, lên rất nhanh mà sụt cũng mau. Thị trường chứng khoán tại Việt Nam mà hồ hởi sảng thì nhiều người sẽ phá sản.
Thứ tư, tại các nước giàu, thị trường sẽ bị chính trường chi phối mạnh hơn, doanh nghiệp bị kiểm soát kỹ hơn để hãm đà đầu tư vào các nước nghèo và bảo vệ quyền lợi của công nhân viên ở nhà. Vì vậy, họ thận trọng hơn khi đầu tư vào các nước nghèo như Việt Nam nếu môi trường nơi đó không thực sự thông thoáng và có lợi.
Nói chung, sự thăng trầm của thị trường hay tâm lý của tác nhân kinh tế chỉ là chu kỳ, có lúc triều cương, có khi thoái trào. Việt Nam lại gia nhập cuộc chơi ấy khi toàn cầu hóa có thể bị khựng, từ giữa năm tới trở đi. Dù là cuối năm, ta vẫn cần nói đến nghịch lý ấy./.
Việt Long: Cảm ơn ông Nguyễn Xuân Nghĩa.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/12/19/TheGlobalizationReversal_NXNghia/
0 Comments:
Post a Comment
<< Home