namoamitabhabuddhatheky21

Monday, December 18, 2006

“MỪNG CHÚA GIÁNG SINH”

Monday, December 18, 2006


MỪNG CHÚA GIÁNG SINH”

Hồng Chương

Nhiều năm qua và nhất là năm nay, tại Mỹ quốc, một quốc gia đa phần là Kitô giáo (Thiên chúa giáo và Tin lành), một số hệ thống truyền thông, radio, TV, báo, các cửa tiệm và thiệp chúc Tết (cards) đã không còn dùng cụm từ “Merry Christmas” (Mừng Chúa Giáng Sinh). Thay vào đó là hàng chữ “Happy Holidays” (Chúc bạn có những ngày lễ vui vẻ) hay “Season’s Greetings” (Chào Đón Mùa Lễ) hoặc “Happy New Year” (Chúc Mừng năm Mới). Xin xem một vài phóng ảnh Thiệp chúc Tết (có thiệp của Tổng thống Bush và Phu nhân), cuối bài.

Từ năm 2004, chính quyền địa phương tiểu bang Colorado và một số bang khác ở miền Đông nước Mỹ còn đi xa hơn là ngăn cấm không cho treo hay viết chữ “Merry Christmas” trên cửa sổ của các tòa nhà công cọng.

Chương trình tin tức Thế giới (World news) vào lúc 6 giờ 30 tối thứ Hai, 11.12.2006 tại California của đài truyền hình số 7 (ABC) cho thấy, một số “cây Noel” được chưng bày tại sãnh đường phi trường Seatle, bang Washington, phải bứng ra khỏi nơi công cọng vì bị dân chúng phản đối. Người điều hành chương trình của đài, ông Charles Gibson, tường thuật quang cảnh nầy bằng cụm từ “Christmas Tree became Christmas War” (cây Giáng sinh trở thành chiến tranh Giáng sinh). Tại sao vậy?

Trước hết, không ai biết Ngài Giê-su sinh ngày nào. Còn ngày 25.12 là ngày tế thần Mặt Trời của một số bộ tộc ở miền Trung Đông xa xưa, và Kitô giáo đã chọn ngày nầy (25.12 cuối năm dương lịch) để kỷ niệm sinh nhật Ngài Giê-su. Chính Thống Giáo chọn ngày 6.1 đầu năm. Còn Do Thái giáo và Hồi giáo, tuy thờ cùng một “Chúa” với Kitô giáo, dĩ nhiên không kỷ niệm ngày nào cả vì hai tôn giáo nầy không tin vào sự hiện hữu của một Chúa Cứu thế.

Có nhiều lý do dẫn đến sự thay đổi sinh hoạt truyền thống nầy:

1. Chính phủ và người Mỹ nói chung rất tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Vì dân chúng Mỹ có nhiều tín ngưỡng khác nhau nên chính quyền không muốn làm phiền lòng những người không phải Kitô giáo trong các ngày lễ có tính tôn giáo. Nói nôm na theo kiểu bình dân Chúa của ông thì ông thờ, ông tôn vinh trong nhà hay trong phạm vi “thánh” đường, chứ đây là chỗ công cọng cho tất cả mọi người với các tín ngưỡng khác nhau, đừng ép tôi phải nói, phải nhìn, phải theo cái mà tôi không thích, không tin.”

2. Trên phương diện thần học và tín lý, chúng ta thấy có những bất ổn đạo đức của vấn đề suy tụng ngài Giê Su. Thật vậy, theo tín lý “Tam Vị Nhất Thể” mà Tòa Thánh Vatican dạy cho tín đồ rằng Chúa cha, Chúa con và Chúa Thánh thần là một thì ngài Giê-su vừa là Cha, cũng là Con và còn là Chồng (Chúa Thánh Thần) của bà Maria; nghĩa là một người mà có 3 vai trò và ba nhiệm vụ. Cũng theo tín lý và cách nhìn như thế thì ngài Giê-su, “nhất thể” với Chúa Thành Thần, “giao hợp” với Mẹ mình để đẻ ra ...mình! Trong cái vòng lẫm cẩm mà giáo hội đã vô tình dạy như thế thì Ngài Giê-su là một người loạn luân (nói theo kiểu người Việt) đã chăn gối với chính mẹ ruột của mình. Có lẽ vì lịch sử về Ngài không được “trong sáng” như thế nên Ngài Giê-su không được dân chúng trong các quốc gia tân tiến trân trọng kỷ niệm ngày sinh nhật nửa.

3. Theo Thánh Kinh Cựu Ước, cuốn Numbers (Dân số ký) chương 31, Chúa Cha (God) ra lệnh cho ông Mai sen (Moses) đem binh lính đi cướp của giết người, đem súc vật và gái trinh về chia nhau. Đức Chúa Cha bảo ông Mai-sen chia cho Ngài một phần trong các chiến lợi phẫm chiếm được và 32 cô gái còn trinh trong số 32 ngàn cô bị bắt trong trận chiến. Như thế, cũng theo thuyết “Tam Vị Nhất Thể” nói trên của Tòa Thánh thì chính Ngài Giê-su là người ra lệnh cho ông Mai-sen đi cướp của, giết người và đem gái trinh về chia nhau. Một người, mà chính Thánh Kinh (The Holy Bible, King James Version chứ không phải sách) do giáo hội xác tín và cho biết như thế thì việc tổ chức sinh nhật của Ngài long trọng cũng có phần cấn cái. Quí vị rất dễ dàng tìm đọc và kiểm chứng trong Thánh kinh sự kiện tôi vừa nêu.

4. Trong cuốn Malachi, chương 2, Ngài Giê-su cũng bảo “Nếu các ngươi không nghe lời ta và không có tấm lòng để làm rạng danh ta thì ta sẽ nguyền rũa các ngươi. Hảy nhớ rằng, ta sẽ làm ung thối giòng giống các ngươi, và trét phân lên mặt các ngươi.” (If ye will not hear, and if ye will not lay it to heart, to give glory unto my name, saith the Lord of horsts, I will even send a curse upon you...Behold, I will corrupt your seed, and spread dung upon your faces). Ngài Giêsu phát ngôn như thế cũng khó lòng gây được thiện cảm với những người muốn tổ chức lễ sinh nhật để vinh danh Ngài.

5. Lúc tìm thấy vô số những chuyện “LẠ” trong Thánh kinh như thế những người giảng đạo viện dẫn rằng Giáo Hội không thừa nhận Cựu Ước mà chỉ căn cứ vào Tân Ước mà thôi. Nhưng nếu không thừa nhận Cựu Ước thì thuyết Sáng Tạo, thuyết Tội Tổ Tông... nằm trong đó phải bị loại bỏ toàn bộ. Vậy thì Ngài Giê-su không cần phải “Giáng Trần để chuộc tội cho nhân loại” như Giáo Hội rao giảng? Nếu Giáo Hội chỉ căn cứ vào Tân Ước thì chúng ta cũng có thêm rất nhiều vấn đề để thảo luận.

6. Một trong những vấn đề là theo cuốn “Thánh” Kinh Tân Ước Matthew (Mathiơ) chương 15, đọan 21-28. Lúc các môn đồ xin Ngài chửa bệnh cho con của một bà người Canaan (Palestine ngày nay) bị quỉ ám, chính Ngài Giê-su đã trả lời: “Cha ta sai ta xuống trần chỉ để cứu giúp người Do Thái mà thôi. Còn tất cả con người trên trái đất nầy những con chó nên ta không có nhiệm vụ”. Như thế thì việc kỷ niệm sinh nhật Giê-su không dính gì đến những “con chó” không phải là dân Do Thái. (Về đoạn kinh Tân Ước nêu trên, lúc dịch ra tiếng Việt, Giáo Phận T.P Hồ Chí Minh xuất bản năm 1997, trang 104, ta thấy người dịch cố tình dịch sai để lạc dẫn người đọc. Xin quí độc giả nên có bản tiếng Anh hay tiếng Hy Lạp để đối chiếu đoạn tôi vừa dẫn).

Trên đây chỉ là vài thí dụ trong vô số những điều “Lạ” về Ngài Giê–su được mô tả trong Thánh kinh để giải thích tại sao người dân có trình độ cao và /hay trọng đạo đức trong thế giới Tây Phương ngày càng lạnh lùng với Kitô Giáo và thay đổi tâm tư về việc kỷ niệm ngày sinh nhật Giê-su.

Tuy nhiên, một câu hỏi cần đặt ra là với một lịch sử không rõ ràng và khó chấp nhận của Ngài Giê-su như thế, tại sao “lễ Noel” lại được tổ chức rầm rộ trên thế giới? Và Vatican lại có cả tỉ tín đồ?

Xin trả lời rằng không khí rộn ràng trong những ngày cuối năm dương lịch thực chất chỉ là biểu hiện, phần nổi của các chiến lược thương mãi để bán hàng. Thật vậy, ngay cả Nhật Bản, một quốc gia chỉ có 1% theo Tin Lành, số tín đồ Công Giáo không đáng kể, còn lại đa số là Phật Giáo và Thần Đạo, nhưng họ tổ chức Noel rất rầm rộ, thậm chí còn hơn các nước theo Kitô giáo, để bán hàng. Có thể nói, đây là mùa kinh doanh (business season) chứ chẳng phải là để mừng Ngài Giê-su ra đời.

Còn về số lượng tín đồ thì trên thực tế, ở kích thước toàn cầu, hầu hết các tín đồ Kitô Giáo là những thành phần nghèo và ít học tại châu Mỹ La-tinh, Phi châu và một thiểu số tại Á Châu (Phi Luật Tân và 8% dân số tại Việt Nam). Họ theo đạo để có gạo mà ăn, và nghe lời hăm dọa về địa ngục và /hoặc hứa hẹn về thiên đàng của các giáo sĩ và những điều mà “Giáo hội dạy rằng”, chứ họ không biết về những điều “Lạ” trong Thánh Kinh. Lúc đã bị cải đạo và trở thành những con chiên cuồng tín, số tín đồ nầy khó lòng thoát khỏi cái Thòng Lọng tâm lý và vật chất của giáo hội.

Hơn nữa, trước đây Toà Thánh cấm không cho con chiên đọc và dịch Thánh Kinh ra tiếng các nước khác nên con chiên cứ nhắm mắt nghe và tin theo lời người rao giảng, chứ không bao giờ chịu cân nhắc suy nghĩ và phán đoán. Nhưng dần dần, với đà tiến triển về tri thức khoa học và triết học, Toà Thánh không cấm nỗi nữa, nên các học giả và nhiều chức sắc của Giáo Hội đã nghiên cứu và cho thấy vô số “chuyện lạ” trong Thánh Kinh. Cũng nhờ sự phanh phui nầy mà tín đồ các quốc gia tân tiến ngày càng bỏ đạo như chúng ta sẽ thấy trong đoạn dưới đây.

Theo báo USA Today, số ra ngày 11.8.2005, tại Âu Châu, đặc biệt tại các quốc gia tân tiến như Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, số tín đồ đi lễ nhà thờ ít hơn 10%. Giáo Hoàng Benedict 16 đã rất đau khổ mà than thở rằng các giáo hội Âu Châu, Úc Châu, Mỹ Châu đang suy thoái dần. “Con người nơi đây không có dấu hiệu là họ cần đến Thượng Đế, ngay cả việc cần đến Giê-su lại còn ít hơn nữa”, ông nói với các giáo sĩ người Ý. “Những giáo hội được gọi là truyền thống có vẽ như đang dẫy chết” (The drop is most evident in France, Sweden and the Netherlands, where church attendence is less than 10% in some areas. Last month, Pope Benedict XVI lamented the weakening of churches in Europe, Autralia and the USA. “There no longer evidence for a need of God, even less of Christ,” he told Italian priests. “The so-called traditional churches look like they are dying.” (USA Today, August 11.2005).

Tóm lại, trong lúc thế giới văn minh Tây phương đã và đang bỏ dần Công Giáo và Tin Lành ra khỏi đời sống hằng ngày của họ thì các quốc gia đang phát triển như Việt Nam lại lượm lặt cái mà thiên hạ đang phế thải. Tại Việt Nam năm 2005, ngoại trừ báo Nhân Dân viết về “Giáng Sinh” một cách khả dĩ chấp nhận được, nhiều tờ báo khác còn tung hô ngày lễ nầy hơn cả thời chính quyền Công Giáo trị Mỹ- Diệm. Họ có thái độ tung hô “Giáng Sinh” như một quốc lễ, tạo ra và cổ động một không khí như đây là ngày lễ của toàn dân Việt Nam, bất chấp trong nước có trên 90% dân chúng không phải là Công Giáo và Tin Lành. Phải chăng cổ xuý một cách thiếu ý thức như thế để chứng tỏ là Việt Nam có tự do tôn giáo? Hay muốn chứng tỏ dân ta “văn minh” như Tây như Mỹ? Nhưng những tờ báo nầy đã vô tình vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của các tín đồ những tôn giáo khác.

Chúng ta tôn trọng niềm tin và quyền của người Kitô Giáo trong việc vinh danh sự ra đời của Ngài Giê-su. Nhưng nhà nước Việt Nam, những cơ quan truyền thông của nhà nước và của những người không thuộc Kitô giáo không có lý do gì để vô tình vinh danh Ngài Giê-su một cách thiếu ý thức như thế. Vừa chứng tỏ trình độ hiểu biết thấp kém của chúng ta, vừa biểu lộ hành xử bất bình đẳng trong chính sách Tôn giáo của Nhà Nước. Ngoài ra, biết bao công lao, xương máu của chiến sĩ và nhân dân, cán bộ đã hy sinh để đánh đuổi thực dân, giành độc lập cho tổ quốc vốn bị đô hộ bởi những thế lực nghe lời và tiếp tay cho các giáo sỹ thừa sai người Pháp để tôn thờ và vinh danh Ngài Giê-su quá đáng. Nhắc lại điều nầy không phải để khơi lại đống tro tàn, nhưng chúng ta cần hiểu biết quá khứ để xây dựng hiện tại và định hướng tương lai.

Tản mạn vài suy nghĩ như trên, để những ai có tư tưởng sai lầm và lỗi thời nên thận trọng trong lúc viết, để tránh việc vô tình có lợi cho ngoại bang dưới chiêu bài “tự do tôn giáo” nhằm tạo cảnh nội chiến cho quê hương trong tương lai như nhiều nước ở Phi Châu, châu Mỹ La tinh, Ái Nhĩ Lan, hoặc như Nam Thái Lan và chiến tranh Iraq hiện nay.

Những bài học trong quá khứ vẫn chưa xóa nhòa trong ký ức của nhân loại: 8 cuộc Thánh chiến các tòa hình án do những người sùng mộ Ngài Giê-su một cách cuồng tín đã mang theo sinh mạng của trên 200 triệu người. Trong Đệ nhị Thế chiến, 700 ngàn người Serb bị giết, 6 triệu dân Do Thái cũng bị thiêu sống, và những cuộc chiến tranh lớn nhỏ trên quả đất nầy, cho đến ngay cả hiện nay, phần lớn đều xẩy ra do những người sùng mộ và vinh danh Ngài Giê-su.

Hồng Chương

Mùa Đông, 2006

Bắc Hàn bán vàng cho Thái Lan trước khi LHQ ra lệnh phong tỏa
Thursday, December 28, 2006



VAY BAC HA`N DAU CO' NGHE`O


BANGKOK, Thái Lan (Reuters) - Nguồn tin từ quan thuế Thái Lan hôm Thứ Năm ngày 28 Tháng Mười Hai cho hay Bắc Hàn đã bán khoảng 1.3 tấn vàng cho Thái Lan chỉ vài tháng trước khi Liên Hiệp Quốc đưa ra những biện pháp phong tỏa quốc tế nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng (Pyongyang) hồi Tháng Mười năm nay.

Nguồn tin từ quan thuế Thái Lan cho hay Thái Lan đã trả cho chính quyền Cộng Sản Bắc Hàn khoảng 1.03 tỉ baht (khoảng 28 triệu Mỹ kim) để mua 500 ký lô vàng hồi Tháng Tư và 800 ký hồi Tháng Năm.

Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Kitti Wasinondh nói rằng việc nhập cảng vàng chưa cán từ Bắc Hàn không vi phạm lệnh phong tỏa của Liên Hiệp Quốc, vốn gồm cả việc cấm bán hàng hóa xa xỉ cho Bình Nhưỡng.

Kitti cho báo chí hay: “Việc buôn bán này diễn ra trước khi có lệnh phong tỏa. Ngay cả nếu chúng tôi nhập cảng ngay trong lúc này cũng vẫn hợp lệ.”

Nghị quyết phong tỏa Bắc Hàn được toàn thể Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua hôm 14 Tháng Mười, năm ngày sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử nguyên tử đầu tiên, nhằm mục đích tạo áp lực buộc Bình Nhưỡng quay trở lại cuộc họp sáu bên và chấm dứt chương trình nguyên tử. Dù rằng Bình Nhưỡng nay đã quay trở lại cuộc họp, lệnh phong tỏa, theo đó yêu cầu mọi quốc gia ngăn ngừa việc bán hay chuyển giao kỹ thuật và nguyên liệu liên quan đến chương trình chế tạo võ khí không quy ước, vẫn còn hiệu lực.

Thái Lan, một quốc gia chuyên chế tạo nữ trang, nhập cảng khoảng 80 tấn vàng từ 22 quốc gia trong 11 tháng đầu năm 2006, căn cứ theo sở quan thuế quốc gia này.

Tuy nhiên, những nhà mua bán vàng nói rằng việc mua vàng từ Bắc Hàn là điều hiếm khi xảy ra.

Một viên chức từ Hiệp Hội Mua Bán Vàng Thái Lan cho hay “đây có thể chỉ là việc mua bán một lần từ một công ty mà thôi. Doanh gia Thái thường không nhập cảng vàng từ Bắc Hàn vì đây là một quốc gia cộng sản với quá nhiều yếu tố bất ổn.” (V. Giang)


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=53571&z=5

0 Comments:

Post a Comment

<< Home