namoamitabhabuddhatheky21

Wednesday, December 06, 2006

10 POSTS VÔ 1 POST


namoamitabhabuddhatheky21

Wednesday, November 29, 2006

NGƯỜI VIỆT Ở MỸ KHOẢNG 1 TRIỆU 300 NGÀN NGƯỜI

NGƯỜI VIỆT Ở MỸ KHOẢNG 1 TRIỆU 300 NGÀN NGƯỜI, CÓ KHOẢNG 500 BÁC SỸ, 500 Y SỸ, LƯƠNG TỐI THIỂU KHOẢNG 4000 DOLLAR 1 THÁNG, TIỀN ĐIỆN, NƯỚC $ 200, 1 THÁNG, NGƯỜI HỌC ĐẠI HỌC KHOẢNG 16%, MỖI NĂM NGƯỜI VIỆT HỌC ĐẠI HỌC Ở MỸ KHÔNG QUÁ 200.000 NGÀN NGƯỜI. TIN TỨC THEO ĐÀI ÚC CHÂU. 2 VỢ CHỒNG ĐI LA`M, MỖI NGƯỜI $ 2.000 MỖI THÁNG. PHẢI CHỊU TẤT CẢ CÁC THỨ THUẾ, THÂU NHẬP CỦA CẢ NƯỚC MỸ MỖI NĂM LÀ 12.300 TỶ MỸ KIM. ĐA SỐ NGƯỜI VIỆT SỐNG Ở CÁC VÙNG NẮNG ẤM, CALIFORNIA, HOUTON, ARIZONA,
NGƯỜI VIỆT TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 16% MỖI NĂM, LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA VIỆC LÀM BÌNH THƯỜNG LÀ $5 TỚI $7/GIỜ, TIỀN NHÀ $1500/ THÁNG. THUẾ AN SINH XÃ HỘI 7%, BẢO HIỂM XE $200, TIỀN KHÍ ĐỐT SƯỞI ẤM $200, TÍNH TẤT CẢ CHI PHÍ, TIỀN LƯƠNG CÒN LẠI KHOẢNG 50% THÔI, NẾU VỀ VIỆT NAM CHƠI, TIỀN ĐI, TIỀN VỀ KHOẢNG $ 4.000 MỖI NGƯỜI. CHƯA TÍNH TIỀN QUÀ CÁP CHO BÀ CON DÒNG HỌ. V ..V.... ĐÂY LÀ MỘT VÀI ĐÔI ĐIỀU ĐỂ THÔNG CẢM VỚI NGƯỜI VIỆT Ở MỸ

="color: rgb(51, 51, 255);font-family:Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif;font-size:130%;" >Chùa Quan Âm Tổ Chức Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên Sau Khi Được Tòa Án Cho Phép Tạm Thời Hoạt Động

Ls. Lan Quoc Nguyen, Oct 28, 2006 (Garden Grove , CA) – Chùa Quan Âm tại Garden Grove sẽ tổ chức lễ tạ ơn đầu tiên sau khi được tòa án liên bang cho phép tái hoạt động sau một thời gian bị cấm hoạt động tại khu đất hiện nay trong khu phố Garden Grove. Nghi lễ sẽ được tổ chức vào lúc 10 giờ sáng ngày Chủ Nhật, 29 tháng 10 tại cơ sở Chùa Quan Âm hiện nay ở địa chỉ 10510 Chapman Ave. , Garden Grove , CA 92840 , ở góc đường Nutwood, giữa Brookhurst và Euclid . Chùa Quan Âm cũng sẽ bắt đầu hoạt động như bình thường như tất cả các cơ sở tôn giáo khác tại địa phương.

Đây là lần đầu tiên Chùa Quan Âm sẽ mở cửa để đón các phật tử và quan khách từ khắp nới đến thăm quang và thờ phượng sau một thời gian dài bị ngăn cấm bởi Thành Phố Garden Grove.

Tòa Án Liên Bang tại Santa Ana đã ban hành án lệnh hôm 20 tháng 10 cho phép Chùa Quan Âm được tạm thời hoạt động với sự giới hạn của số người tham dự trong các phòng ốc theo nguyên tắc an toàn của luật cơ sở công cộng. Án lệnh này có hiệu lực cho tới khi vụ kiện chống lại Thành Phố Garden Grove do Tổ Chức Bảo Vệ Dân Quyền ACLU và nhiều luật sư khác đứng ra đại diện được giải quyết.

Hòa Thượng Thích Đạo Quang và các tăng ni tại Chùa Quan Âm xin kính mời toàn thể phật tử, đồng hương và các cơ quan truyền thông đến thăm quan hay thờ phượng trong dịp lễ này. Mọi thắc mắc, xin liên lạc về số điện thoại của Chùa Quan Âm ở số (714) 636-6216.
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=01e7b3f96293a9e8c9eaee0cd2561a2d

"Mức sống nhân dân là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chính sách"

"Mức sống nhân dân là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chính sách"

21:50' 27/10/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - Sáng 27/10, Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến TP.HCM đã tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 50 năm ra đời “Đề cương Cách mạng miền Nam” (1956 - 2006) do cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, khi đó là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, soạn thảo. Một số vị lão thành cách mạng, như: nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Trần Chí… đã tham dự buổi họp mặt.

Soạn: HA 938235 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Lê Hoàng Quân (thứ hai từ trái sang) gặp gỡ các lão thành cách mạng. (ảnh: C.T.V)

Ông Lê Hoàng Quân khẳng định, Đề cương cách mạng miền Nam có đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đề cương là bài học để vận dụng sáng tạo và phù hợp trong tình hình hiện nay của TP.HCM.

Đó là, phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ; phát huy mọi nguồn lực, truyền thống anh hùng của dân tộc, của nhân dân TP; kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; dựa vào dân, hiểu lòng dân; đặt lợi ích của nhân dân, dân tộc lên trên hết.

Một kinh nghiệm nữa mà ông Quân nhấn mạnh là lấy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của nhân dân làm tiêu chuẩn kiểm nghiệm đúng sai của chính sách, để không ngừng hoàn thiện đường lối phát triển của TP, xây dựng TP trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học - công nghệ của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Đề cương Cách mạng miền Nam do cố Tổng bí thư Lê Duẩn viết vào năm 1956 trong điều kiện đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đang trắng trợn phá hoại hiệp định Genève, thực hiện chế độ độc tài ở miền Nam, đàn áp cách mạng miền Nam.

Bản Đề cương dài 24 trang viết tay, trong đó xác định: “Nhân dân miền Nam chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình là con đường Cách mạng, ngoài con đường Cách mạng không có con đường nào khác”; đồng thời chỉ rõ: “Khi kẻ thù dùng bạo lực phản cách mạng để tiêu diệt cách mạng thì chúng ta cũng phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt chúng”.

Đề cương khẳng định, con đường giải phóng miền Nam phải là con đường dựa vào dân, dựa vào lực lượng cách mạng của quần chúng. Đề cương đã góp phần tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho phong trào Đồng khởi năm 1960 ở miền Nam.

  • P.Cường

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2006/10/627342/

Việt Nam tạo mọi điều kiện cần thiết để người dân được hưởng đầy đủ quyền con người

Việt Nam tạo mọi điều kiện cần thiết để người dân được hưởng đầy đủ quyền con người

23:14:24, 28/10/2006

Ngày 27/10, phát biểu tham luận tại Ủy ban 3 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) về các vấn đề nhân quyền, ông Nguyễn Tất Thành, Phó trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ khẳng định quan điểm của Việt Nam coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc xây dựng đất nước, do đó thúc đẩy quyền con người là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững.

Khẳng định nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo đảm để người dân được hưởng cuộc sống tốt hơn cả về vật chất và tình thần, ông Nguyễn Tất Thành nói: Trong khi duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 8% /năm, Việt Nam tiếp tục thực hiện những chính sách và biện pháp cụ thể giúp bảo đảm an toàn lương thực và phát triển kinh tế xã hội đối với người dân tại các khu vực nghèo nhất ở vùng sâu, vùng xa; thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Chỉ bằng cách đáp ứng nhu cầu của những người nghèo nhất trong dân cư mới có thể tạo điều kiện cho người dân được hưởng đầy đủ các quyền con người, kể cả quyền sống trong phẩm giá mà không bị nghèo đói đe dọa.

Ông Nguyễn Tất Thành cũng nêu bật những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm đời sống tinh thần của người dân, đặc biệt là việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Ông Nguyễn Tất Thành nhấn mạnh: Ở Việt Nam, tất cả các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, đạo Hồi, Cao Đài và Hòa Hảo, đều được đối xử bình đẳng và tự do hành đạo. Việt Nam hiện có hơn 20 triệu người theo tín ngưỡng này hay tín ngướng khác, trong đó có hơn 65.000 chức sắc tôn giáo, hơn 22.000 chùa chiền, nhà thờ, 10 chủng viện tôn giáo, 3 Học viện Phật giáo, 6 trường dòng và hơn 40 trường đào tạo tôn giáo các cấp. Từ năm 2003 đến 2005, tại 38 trong số 64 tỉnh, thành ở Việt Nam có hơn 3.600 chức sắc tôn giáo được tấn phong, hơn 12 nghìn người hoàn thành chương trình đào tạo tại các chủng viện, hơn 800 chùa chiền, nhà thờ mới được xây dựng và hơn 1.000 cơ sở khác được sửa sang tôn tạo. Việc thực hành tín ngưỡng đối với người dân ở các vùng sâu, vùng xa cũng được tạo điều kiện thông qua việc việc mở mang và xây dựng những nơi thờ phụng. Nhiều chức sắc và tổ chức tôn giáo bày tỏ mong muốn góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước và đoàn kết dân tộc, nhất là trong việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thúc đẩy hoạt động vì phúc lợi xã hội, tham gia xóa đói, giảm nghèo và các hoạt động giảm nhẹ thiên tai, tăng cường bản sắc văn hóa dân tộc.

Đại diện phái đoàn Việt Nam kết luận: Thông qua việc đáp ứng những gì có ý nghĩa quan trong nhất đối với người dân nước mình, Việt Nam đã tạo những điều kiện cần thiết cho người dân thụ hưởng tất cả các quyền của mình.

Theo TTXVN

http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2006/10/28/167923.tno

Tòa án ra lệnh giảm thiểu các nhà tù quá đông đúc ở Quận Los Angeles

Tòa án ra lệnh giảm thiểu các nhà tù quá đông đúc ở Quận Los Angeles
Saturday, October 28, 2006




LOS ANGLELES, California - Hôm Thứ Bảy, 28 Tháng Mười, Thông Tấn Xã AP cho hay một tòa án liên bang đã đưa ra một lệnh truyền tạm thời buộc nhà cầm quyền Quận Los Angeles (County) phải giảm thiểu con số những nhà tù quá đông đúc cũng như tình trạng dơ bẩn trong hệ thống khám đường quận được coi là lớn nhất trên toàn Hoa Kỳ.

Lệnh truyền này được đưa ra để đáp lại yêu cầu của tổ chức Liên Hiệp Dân Quyền Mỹ (ACLU) đòi Cảnh Sát Trưởng Lee Baca và các giám sát viên quận phải cải thiện tức thời điều mà tổ chức này gọi là “tình trạng hầu như không thể chịu đựng được” tại những khám đường quận Los Angeles.

Chánh Thẩm Phán Liên Bang Dean D. Pregerson tuyên bố qua một lệnh truyền dài 10 trang giấy rằng quận không thể giam giữ trên 20 phạm nhân trorng cùng một phòng biệt giam “mà trước tiên không chịu tìm kiếm hết mọi biện pháp khác” và rằng một phạm nhân không thể bị giam giữ tại Trung Tâm Tiếp Nhận Phạm Nhân của quận lâu hơn 24 tiếng đồng hồ.

“Tòa không có ý can thiệp vào việc quản lý các nhà tù,” Chánh Thẩm Phán Pregerson viết thế, nhưng nói thêm rằng “phạm nhân, đặc biệt là những kẻ bị giam để chờ xét xử, vốn là các thành phần vẫn được coi là vô tội trước khi bị kết án, có quyền được đối xử tốt hơn là bị giam giữ trong một hệ thống khám đường mà sự chăm nom đang nằm dưới mức tiêu chuẩn được cho phép.”

Quan tòa cũng ra lệnh rằng không đước đem giam phạm nhân vào những phòng biệt giam không “ở trong tình trạng sạch sẽ và hợp vệ sinh, kể cả nhà cầu xài được, nước uống trong lành và nước rửa sạch sẽ.”

Phát Ngôn Viên Sở Cảnh Sát Steve Whitmore nói rằng Sở đang hoạt động để giải quyết các quan ngại đó ngay cả trước khi lệnh truyền này được đưa ra vào hôm Thứ Sáu.

“Chúng tôi chia sẻ mối quan ngại của tòa, và thường ngày chúng tôi đều hoạt động để cải thiện sự việc,” vị phát ngôn viên nói thế.

Kể từ trung tuần Thán Chín, hằng trăm phạm nhân đàn ông đã bị giam giữ tới bốn ngày tại Trung Tâm Tiếp Nhận Phạm Nhân trong tình trạng vừa dơ bẩn vừa chật chội quá mức, Tổ Chức ACLU tố cáo như vậy trong các văn kiện gởi cho tòa án.

Có tới 60 người bị giữ trong những phòng biệt giam chỉ dự trù dành cho chừng 20 người trong khi chờ đợi được chuyển giao đến các nhà giam lâu dài hơn, cũng vẫn theo lời Tổ Chức ACLU. Một số phạm nhân đã phải thay phiên nhau đứng trong nhiều giờ đặng những người khác có chỗ để ngồi hay ngủ trên sàn nhà. (V.P.)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=50953&z=4

Kết quả thăm dò: Giới trung lưu Mỹ đang xa rời đảng Cộng Hoà

Kết quả thăm dò: Giới trung lưu Mỹ đang xa rời đảng Cộng Hoà

Đăng Khoa – Source:AP, Oct 28, 2006
Photo courtesy: AP
Photo courtesy: AP

Cali Today News –Có vẻ như lịch sử đang lập lại điều đã xảy ra trong kỳ bầu cử năm 1994, khi ấy cử tri trung lưu Hoa Kỳ đã rời bỏ Dân Chủ để quay sang ủng hộ Cộng Hoà. Và kết quả là đảng Dân Chủ mất ghế trong quốc hội trở thành khối thiểu số. Nhưng hôm nay, tình hình đang lập lại theo chiều hướng ngược lại.

Kết quả được AP-AOL News phối hợp tiến hành cho thấy đa số cử tri nay ưa thích đãng Dân Chủ hơn, và bày tỏ sự bất bình với TT Bush và giới lập pháp Cộng Hoà cũng như cho biết chiến cuộc Iraq và thực trạng kinh tế hiện đang là hai mối quan tâm hàng đầu cuả họ.

Theo ghi nhận, có 56% cử tri trong đó phần lớn là cử tri trung lưu, muốn bỏ phiếu cho ứng cử viên Dân Chủ Hạ Viện. Chỉ có 37% bỏ phiếu cho đảng Cộng Hoà. Tỉ lệ sai biệt đến 19% trong khi vào đầu tháng 10, mức sai biệt chỉ là 10%

Cần nhắc lại rằng khối thiểu số Dân Chủ Hạ Viện cần trám 15 chỗ và 6 chổ tại Thượng Viện là có thể chiếm thế thượng phong tại lưỡng viện QH. Theo kết quả thăm dò gần đây nhất cho thấy chỉ có 23% cử tri ủng hộ lưỡng viện QH trong khi TT Bush chỉ được 38%.

Sai biệt các kết quả thăm dò trên là +/-3%

Đăng Khoa – Source:AP
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=d18a5f4a3af1b5a5361552504fc52acf

Wednesday, October 11, 2006

VARANASI ( NƠI PHẬT CHUYỂN PHÁP LUÂN)

VARANASI ( NƠI PHẬT CHUYỂN PHÁP LUÂN)




KUSINAGAR ( NƠI PHẬT NHẬP NIẾT BÀN)



LUMBINI ( NƠI ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH)

Departure- On request only.

Duration- 12 Days

Grade -

A B C D

Visual Image


A great pilgrimage holiday at your own leisure pace, visiting historical places in and around Kathmandu Valley in the comfort of the best hotels.
This fascinating tour takes you to the holy place at Lumbini, the birthplace of Siddartha Gautam, the Shakya prince the one and only ultimate Buddha, the Enlightened One, is the pilgrimage destination of the world’s millions of people faithful to all schools of Buddhism. This historical site, identified by the Great Indian Emperor Ashoka’s commemorative pillar is listed as a World Heritage Site.
Our scenic pilgrimage drive includes the best of the wonderful spots of Nepal with a visit to an enchanting Pokhara, nesteld in the tranquill valley at 900m, is also the starting point for many of Nepal’s most popular trekking destinations.

BODH GAYA ( BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG)





VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI

Thursday, October 05, 2006

Kỷ Thuật Lấy Chồng Triệu Phú



Kỷ Thuật Lấy Chồng Triệu Phú

Meining, cô gái kén chồng triệu phú. Ảnh: China Daily.

Meining, một nữ giảng viên ở Quảng Châu, Trung Quốc đăng quảng cáo tìm chồng trong đó yêu cầu người bạn trai tương lai phải có ít nhất 5 triệu nhân dân tệ (630 nghìn đô la) và có kỹ năng giường chiếu tốt.

Cô gái Meining 31 tuổi tung đoạn quảng cáo tìm chồng lên Internet cách đây một năm và đã nhận được phản hồi của 6.870 người.

Hầu hết những người phản hồi đều nghi ngờ sự chân thành của cô, và cho rằng Meining đang tìm kiếm sự nổi tiếng. Một số người thậm chí tìm cách làm cô bẽ mặt.

Các yêu cầu mà Meining đặt ra với người bạn trai tương lai là đẹp trai, điệu nghệ trên giường, từ 32 tuổi trở lên, biết kiếm tiền, thực sự thông minh, chưa có bạn gái hay hôn thê và hiểu sự khác biệt giữa vợ và bà quản gia.

Một số cư dân mạng cho rằng đoạn quảng cáo tìm chồng của Meining là nhằm vào Ding Lei, CEO của mạng 163.com, công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq ở New York. Meining từng công khai bày tỏ sự yêu mến dành cho Ding.

Tuy nhiên, Meining bác bỏ những suy đoán trên và khẳng định cô nổi tiếng trên mạng từ lâu bằng những bài viết của mình. Cô cho biết yêu cầu về khối tài sản 5 triệu tệ là để chứng tỏ sự dũng cảm của đàn ông, nhưng nếu cô tìm thấy một người đàn ông tốt mà không có số tiền đó thì cô vẫn chọn chàng.

"Dù hầu hết bạn bè không hiểu tôi, tôi vẫn tiếp tục tìm người đàn ông đích thực của đời mình", Meining nói.

Ngọc Sơn

Trang Web www.TheoNhauXuongPho.com cũng có một số cô có ý muốn tương tự

Thơ Tình qua Computer

Thơ Tình qua Computer

Có nhiều khi gục đầu bên KeyBoard
Anh vô tình nhấn Shift viết tên em
Anh yêu em mà em chẳng Open
Mở cửa trái tim và Save anh vào đó
Cửa nhà em, mẹ đã gài Password
Anh xém rách quần vì cố vượt FireWall
Nhớ lần đầu khi đưa em về Home
Anh hun trộm liền lãnh ngay một Tab
Anh bàng hoàng quay xe BackSpace
Ngoái nhìn em mà chẳng thể Ctrl
Anh tức giận khi thấy một thằng Alt
Cứ Insert mỗi khi mình trò chuyện
Có nhiều khi muốn thẳng tay Delete
Nhưng vì em, anh nuốt giận Cancel
Anh biết anh chỉ là Hacker nghèo hèn
Còn hắn có @ kèm thêm Esc
Em thích hắn làm ḷòng anh Space
Bước thẫn thờ lết xuống vực PageDown
Em vội bước ra đi quên Logoff
Chẳng một lời dù chỉ tiếng Standby
Em quên hết kỷ niệm xưa đã Add
Quẳng tình anh vào khoảng trống Recyclebin
Anh vẫn đợi trên nền xanh Desktop
Bóng em vừa Refresh hồn anh
Từng cú Click em đi vào nỗi nhớ
Trong tim anh... Harddisk dần đầy
Anh ghét quá, muốn Clean đi tất cả
Nhưng phải làm sao khi chẳng biết Username
Hay mình sẽ một lần Full Format...
Em đã change Password cũ cọ̀n đâu!
Anh sẽ cố một lần, anh sẽ cố...

Sẽ Retry cho đến lúc Error
Nhưng em hỡi làm sao anh có thể
Khi Soft anh dùng đã hết Free Trial !
Hình bóng em vẫn mãi Default...

3G Sưu tầm
http://take2tango.com/News.aspx?NewsID=3170

Tửng Tửng Quảng, Gặp Tửng Tửng Huế




Tửng Tửng Quảng
Gặp Tửng Tửng Huế

Huế là kinh đô của vương triều nhà Nguyễn, nên Huế phải khác thường. Tâm lý "Đế đô" là tâm lý sang cả, đài các. Ăn thì phải ăn nhiều món, chuẩn bị cầu kỳ -- Dẫu là muối bảy món -- Mặc thì phải áo dài lượt là lượt khi ra đường; dẫu là gánh chè bán dạo, áo vá bạc màu. Nói thì phải nói cho sang, chữ nghĩa thưa bẩm đúng trật tự, không cong đuôi cụt đầu, dẫu có mắng nhiếc ai nặng lời thì cũng phải có vần có điệu phù hợp với bài bản.

Cách biểu hiện tình cảm cũng phải đượm mầu quý phái. Có nghịch ngợm thì cũng phải chòng ghẹo "rím rím". Nghĩa là phải kín đáo, dẫu "có hoang chẳng giống người thường". Không nói toạc móng heo những ý tưởng riêng tư thầm kín mà nói ra nửa kín nửa hở. Khi cái trạng thái hư hư, thự thực, nói năng bóng bẩy, lời lẽ bốn phương, hiểu phương nào cũng đúng nầy mà đạt đến trạng thái thăng hoa nghệ thuật thì sẽ trở thành cái "tửng tửng" điển hình của Huế. Đây là cách kiểu nói ra hay biểu hiện thái độ một cách tự nhiên và tỉnh táo như đùa như thật; như nghiêm như trêu; như theo như chống...

Trong thơ ca, nhất là thi văn xướng họa thì sự trêu ghẹo nhau bằng chữ nghĩa thường trở thành những màn chơi chữ đầy nghệ thuật thú vị. Kiểu nói tửng tửng nầy thật không ngờ lại chưa hẳn là sở trường của Huế. Một người bạn Huế, phóng một câu tuyệt tác tửng tửng đến nước nầy thì con dân văn bút nhà Huế chỉ còn nước sắp hàng một vỗ tay hoan hô:

Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương

Dạ thưa, đó là Bùi Giáng, anh học trò trong Quảng ra thi của một thời Quốc Học...

Mới nghe qua hai câu thơ đệ nhất tửng tửng nầy đã có người lên tiếng:

- Nói chi lạ rứa hè! Sông Hương núi Ngự thì muôn năm vẫn là sông núi cũ chứ có bò đi mô mà phải tìm kiếm! Nói theo kiểu ni thì có khác chi nói lại rằng:

Dạ thưa cái cổ đã lâu
Vẫn còn dính với cái đầu, hai vai

Có những chân lý thị hiện hằng ngày đâu cần tìm kiếm. Nhưng sự nghịch lý của đời nầy là càng hiện rõ chừng nào, càng khó thấy chừng đó. Như lý thuyết nhà Phật thường nhấn mạnh chân tâm Phật tánh ở ngay trong mỗi con người, nhưng có được bao nhiêu người tìm ra được. Sông Hương Núi Ngự đi qua ngày hai buổi nhưng mấy người chịu lắng lòng để nghe câu chuyện dâu bể của dòng sông; mấy người nghiêng mình vào cõi vô trú để nhìn ra dáng vẻ đầy uy vũ muôn trùng của ngọn núi.

Cái nhìn của Hàn Mặc Tử là cái nhìn quá tĩnh lặng và xuyên suốt bản chất mới thấy được "Nắng hàng cau" nơi thôn Vỹ Dạ. Cái nhìn của Bùi Giáng là cái nhìn bão nổi trong cảm xúc và uyên thông trong trí tuệ mới thấy được trái tim của Huế. Bao nhiêu thế hệ đã đi qua. bao nhiêu nguy biến đã dập vùi mà "Vẫn Còn". Căn tính chưa lụi tàn, thể tính chưa phôi pha nên vẫn còn, vẫn còn và vẫn còn... Vẫn còn Núi Ngự bên dòng sông Hương. Huế vẫn còn là Huế.

Một thời, có ai nói đến thơ xưa, thơ mới, thơ siêu thực, thơ tượng trưng, thơ nguyên tử... tôi lại lan man nghĩ đến Bùi Giáng với Mưa Nguồn và những bài thơ đăng rải tác đâu đó trên các sách báo miền Nam thời đi học. Có lẽ tại tôi mê chuyện kiếm hiệp nên thích những mẫu người kỳ lạ hơn là nghiêm túc nghĩ đến văn chương.

Điều tôi thích nhất ở Bùi Giáng không phải là những vòng hào quang cũng như gai góc mà người đời đã không ngớt mang tặng cho ông. Tôi thích nhất ở Bùi Giáng là thái độ rong chơi của ông trong thi ca tư tưởng. Ông nói chuyện triết học cao siêu dễ dàng và cà rỡn như nói chuyện Tấm Cám và nói chuyện Tấm Cám xa vời như tư tưởng của Kant, Nietzsche, Heidegger. Đọc sách của ông rất khó phân biệt được biên giới giữa thi ca và triết học. Ông bàn về chuyện triết học như làm thơ và làm thơ như chuyện đùa giỡn. Bùi Giáng là người làm xiếc trong ngôn ngữ với một “bút-pháp-không-bút pháp”. Thơ ông đầy những từ đẹp như hoa gấm, những câu tuyệt bút, nhưng cũng không thiếu những chữ đệm “tầm ruồng” (chữ của chính Bùi Giáng), những câu khó hiểu, những ý mờ mờ nhân ảnh, nên rất dễ làm hoa mắt những đầu óc quá thông thái mà thiếu cái Tâm thoáng đạt, hồn nhiên, chất phác; thậm chí... quê mùa!

Khái niệm cổ điển lập ngôn, lập thuyết hay “văn dĩ tải đạo” trong sáng tạo văn chương có vẻ không hợp như những chiếc áo thụng xanh đỏ rộng thùng thình trên tấm thân gầy guộc của Bùi Giáng. Ông đã bứt phá những vòng trói buộc nghìn năm của những thước đo, những “râu mép” (Road Map) làm khuôn vàng thước ngọc cho đường bay sáng tác thi ca: “Thơ tôi làm... là một cách dìu ba đào về chân trời khác. Đi vào trung tâm bão giông một lúc thì lập thời xô ngôn ngữ thóat ra phá vòng vây...”

Bởi vậy, trong Thi Ca Tư Tưởng ông đã “báo động” cho các bậc học giả và giả học rằng:

“Thơ tôi làm ra là để tặng chuồn chuồn châu chấu, xin các ngài học giả hãy xa lánh thơ tôi.”

Trong suốt nửa chiều dài của thế kỷ nầy, cả trong nước lẫn ngoài nước, đã có quá nhiều bài viết về Bùi Giáng. Hay ho cũng lắm mà tào-lao-luận ba hoa chích chòe cũng nhiều. Dường như ai cũng cố vẽ ra một Bùi Giáng, muốn biết một Bùi Giáng thật sự, nhưng hầu như tất cả các cây bút đều ngại ngùng, lúng túng trước một khối lượng tác phẩm “khó tiêu hóa” quá lớn và một bút pháp lắt léo, quanh co, bay lượn của một “tay phù thủy ngôn ngữ” như ông. Thế nhưng, sau những trận mưa tắm gội ngôn ngữ của người đời dành cho Bùi Giáng, người ta đành chào thua trong cố gắng nhằm phân tích “phức liệu Bùi Giáng” để trả Bùi Giáng về lại Mưa Nguồn của chính ông. Khổ nổi là chưa bao giờ thấy Bùi Giáng lên tiếng phân bua hay cãi chính về những khen chê của người khác dành cho mình. Và càng im lặng, ông càng nổi tiếng. Xung quanh Bùi Giáng nổi lên quá nhiều giai thoại. Những giai thoại cứ xoắn riết ông từ lớp nầy đến lớp nọ; trong khi Bùi Giáng vẫn tiếp tục sống lang thang lây lất, ăn bụi, ngủ hè, bị gậy, áo rách quần xài, khi ẳm chó, khi ôm mèo, đánh bạn với thú vật, muông cầm, cây cỏ, loanh quanh các nẽo đường gió bụi Sài gòn.

Có thể nói Bùi Giáng là một hiện tuợng thi ca, văn học lạ lùng nhất của Việt Nam thời cận đại. Lạ lùng như một dấu hỏi - vẫn còn mãi là một dấu hỏi nơi ông:

Hỏi tên rằng biển xanh dâu
Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa
Gọi tên rằng một hai ba
Đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm

Bùi Giáng đã trải qua một cuộc rong chơi tận tình, chất ngất trong tư tưởng và giữa cuộc đời. Ông sinh năm 1925 tại Quế Sơn, Quảng Nam, đã từng đặt cho mình nhiều bút hiêu khác nhau: Báng Giùi, Bùi Báng Giúi, Búi Bàng Giùi, Vân Mồng, Trung Niên Bùi Thi Sĩ, Thi Sĩ Đười Ươi, Bùi Brigitte...

Bùi Giáng học trường Quốc Học Huế và đột nhiên bỏ học vì lý do, theo lời ông trong tác phẩm Đi Vào Cõi Thơ, là bị “chấn động dị thường” bởi vì tập thơ Lửa Thiêng của Huy Cận. Ông bỏ học về quê chăn dê và đọc sách. Từ đó, ông trở thành một học giả uyên bác hầu như “vô sư tự ngộ”, tự đọc sách , tự học hỏi mà khai phá trí tuệ giống như thiền sư Huyền Giác ngày xưa đọc kinh Duy Ma Cật mà “phát sinh tâm địa”. Đây cũng là khởi điểm cho Bùi Giáng suốt đời âm thầm đi trên con đường tư tưởng đôc đáo và riêng biệt của mình.

Ảnh Cố thi sĩ Bùi Giáng

Tập thơ đầu tay của Bùi Giáng là tập Mưa Nguồn xuất bản tại Sài gòn năm 1962 và tập thơ cuối cùng là tập Đêm Ngắm Trăng xuất bản năm 1997. Trong cuộc hành trình 35 năm đó, Bùi Giáng đã càng ngày càng chứng tỏ ông là một người nghệ sĩ với dáng dấp tàng tàng, lọt tọt (chữ của Nguyễn Hàn Thư) đi rong chơi khắp muôn vạn nẽo trong cõi thơ.

Thơ của Bùi Giáng thường không dễ hiểu, nhưng rất dễ ngấm mà những đầu óc "ngầu" chữ nghĩa thích gọi là “trực cảm nguyên ngôn” hay gì gì đó... Thử đọc và “ngấm” một khúc “Ly Tao” của ông:

Giờ ngẫu nhĩ như hồng bay em ạ
Và yêu thương như lá ở bên hoa
Và luyến ái như tơ vàng bốn ngã
Bủa vi vu như thoáng mộng la đà

Lần đi từ điểm khởi phát của Mưa Nguồn và của Ly Tao là một gã trai quê chăn bò trên vùng quê hẻo lánh xứ Quảng. Thuở đó, tâm hồn Bùi Giáng đầy cây lá và những cảm xúc nhân ái, chân thành. Tâm thức ông tan loãng, hòa nhập với thiên nhiên cỏ nội hoa đồng:

Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim
Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh
Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa
Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh
Chìm ngây ngất vào trong đôi mắt lã
Anh lim dim cho chết lịm hồn mình
(Anh lùa bò... Mưa Nguồn, tr153)

Và có chăng tình yêu ngày đó với cô gái quê bên bờ cỏ mượt thì cũng chỉ là những xao xuyến buổi đầu đời. Rồi tình yêu đó cũng chỉ là những cảm xúc rất vi vu và hư ảo, không đậu lại trên một thân xác nào có thật màrong chơi theo ông, rồi “tan đi trong hố thẳm chôn vùi”:

Nhìn em nhé bên kia bờ gió thổi
Lá xanh vườn theo cỏ mượt ngân nga
Tơ vi vút một đời thương nhớ tuổi
Của trăng rằm xuống dọ dẫm bên hoa
Khung cảnh ấy nằm sâu trong đáy mắt
Có lệ buồn khóc với lệ hòa vui
Để tràn ngập hương mùa lên ngan ngát
Rồi tan đi trong hố thẳm chôn vùi
(Bờ nước cũ. MN, tr 49)

Hình như giữa cuộc rong chơi, Bùi tiên sinh có lúc dừng lại để ngắm cái đẹp, chiêm nghiệm cái đẹp, cảm thụ cái đẹp một cách rất chi là não nùng trang trọng:

Anh quỳ xuống giơ hai tay bệ vệ
Chỉ xin nâng một giọt lệ êm đềm
(Tự hỏi vì sao)

Em đi đắm đuối tấm lòng
Có bao giờ biết người trăm năm buồn
(Tỉnh mê)

Anh sẽ khóc suốt thiên thu tình lụy
Của vấn vương tình nghĩa nặng muôn nghìn
(Vì có lẽ)

Tuổi thơ em có buồn nhiều
Hãy xin cứ để bóng chiều bay qua
Mưa có lạnh nhưng chân trời còn mãi
Những giọt suơng là lệ ở trong mây
Giòng sông đi cho nước nói ngàn ngày
Bằng biển rộng không bến bờ em ạ

Rồi Bùi Giáng tiếp nối cuộc rong chơi. Trái tim ông cũng rất “lăng loàn” khởi phát từ bản chất đa tình nghệ sĩ. Đa tình nhưng lại không đa lụy vì ông vẫn mãi sống một cuộc đời độc thân rong ruổi. Nhưng ông vẫn sống miên man trong cái đẹp thác ngàn của Thúy Kiều, của Kim Cương, của Marilyn Monroe, của Brigitte Bardot, của cô Mọi Nhỏ bên rừng Phi Châu... Nàng thơ, nàng Ly Tao trong thơ Bùi Giáng thường có một vẻ rờn rợn liêu trai, toàn là cõi mộng, cõi tưởng, cõi vi vu đầy mê hoặc:

Em đã lại với đời về nắng ấm
Thắm không gian thương nhớ bóng hình em
Anh đã đợi chờ em từ lâu lắm
Ngày đi không để lại lạnh trăng rằm


Em có nụ cười buồn buồn môi mọng
Em có làn mi khép lá cây rung
Em có đôi mắt như sầu xanh soi bóng
Hồ gương ơi! Sao sóng lục vô chừng


Em ở lại với đời ta em nhé
Em đừng đi. Cho ta nắm tay em
Ta muốn nói bằng thơ bay nhẹ nhẹ
Vào trong mơ em mộng giấc êm đềm

Từ tập thơ đầu, Mưa Nguồn, đến những tập thơ sau như Lá Hoa Cồn, Mùa Thu Thi Ca, Ngày Tháng Ngao Du, Sương Bình Nguyên, Trăng Châu Thổ... là cả một đoạn đường dài rong chơi, đùa cợt, cù cưa bất tận của Bùi Giáng với ngôn ngữ thi ca. Đến Đêm Ngắm Trăng với 227 bài thơ, phần lớn là lục bát, sau cùng trong cuộc rong chơi của Bùi Giáng thì rõ ràng Lão Thi Sĩ đang “nói lục bát” một cách tự nhiên, dễ dàng, khề khà, “tồn hoạt chịu chơi” như những ông già đang ngồi vuốt râu nhâm nhi vài xị đế. Ông nói về “dzách” (thùng cù lũ?):

Nỗi buồn nỗi khổ đời xưa
Nỗi sung sướng đến móc mưa bất ngờ
Đời xưa đất đá cằn khô
Đời này đất đá đều đờ đẫn điên

Điên duỗi dọc, điên ngửa nghiêng
Điên là hạnh phúc thần tiên ở đời
Điên rồi rốt cuộc hỡi ôi
Cũng đành chấm dứt lìa đời hết điên
(Dzách. Đêm Ngắm Trăng, tr139)

Càng điên điên ông càng “chịu chơi” tới cái mức “thần thông du hí”. Đã có hơn một đầu óc uyên bác đem cái lý thuyết biểu tượng, tinh thể và phá chấp ra để xào nấu những vần thơ sau đây. Nhưng riêng tôi thì lý thuyết nào cũng không thể áp dụng vừa vặn vào đây bằng lý thuyết “chịu chơi!”:

Ông gieo vần điệu dã man
Tờ điên hoa giậy lang thang lên mùa
Ông buồn- quýt ngọt chanh chua?
Còn cam còn bưởi còn xoài riêng đâu?

Ông tìm kiếm suốt hương màu
Thời gian tinh thể đi đâu mất rồi
Ông ngồi suốt những canh thâu
Nêu từng nghi vấn trình tâu với người

Nguời từ vô tận chịu chơi
Thần thông du hý chốn nơi nào là
(Con vui vô tận. ĐNT, tr 145)

Thật ra thì ngay giữa cuộc hồng trần nầy, Bùi Giáng sống cùng tận trong cái mơ mơ, màng màng thuần lý mang tính “đồng nam hiển thánh” (chữ của ĐS); nhưng chưa đến mức dám bức phá những hàng rào trói buộc hay những quy ước rất thường tình của con người trong cái hệ lụy nhân sinh:

Anh uống rượu tới mê man khôn dọ
Duỗi tay chân tại tâm điểm bụi đời
Chiêm bao về ứng mộng giữa tuyệt vời
Quần phong nhụy bất thình lình giũ trút

Ôi mật ngọt ôi thiên đường bất chợt
Hiện huy hoàng hiện thể suốt tâm linh
Anh chào em từ ảo mộng một mình
Và dám chắc nhận nhìn rằng: anh hổng dám

...Anh bình tĩnh thưa rằng: anh hổng dám!
Hổng dám đâu! Đâu hổng dám là đâu...
(Hổng dám đâu. ĐNT, tr 149)

Càng đọc thơ Bùi Giáng, tôi càng cảm thấy muốn khóc khi ông cười; và muốn ôm bụng cười khi ông khóc... có lẽ vì tôi chưa có một tí ti “chất nghệ sĩ Bùi Giáng” nào trong mình. Đọc bài thơ tự trào hết sức độc đáo và lạ lẫm của ông, tôi cứ ước chi mình có được một phần trăm cái “điên”và một phần mười cái “ngu sy” của Bùi Giáng để có thể có chút nào đồng cảm với ông chăng:

Cuộc đời tẻ nhạt hôm qua
Tới hôm nay nữa gọi là hôm mai
Ba hôm cả thảy than dài
Thấy thằng bùi giáng đêm ngày ngu sy

Tháng tròn năm méo tý ty
Tồn sinh lả tả từ ly cuộc đời
Nó về tồn hoạt chịu chơi
Nó đi suốt cõi chơi vơi hồng trần

Nó từ vô tận mông lung
Nó đi suốt kiếp trùng phùng thiên thai
Giữa đêm thở vắn than dài
Khóc hu hu nó khóc hoài trăm năm
(Hôm Hôm. ĐNT, tr 150)

Đến đây tưởng cũng nên làm sáng tỏ tại sao sẽ có rất nhiều người mơ ước có được một phần cái “ngu sy” của Bùi Giáng. Tôi xin được liệt kê lại một phần cuộc rong chơi của Bùi Giáng qua những tác phẩm đã được xuất bản của ông. Ngoài ra, tôi cũng như nhiều người có thể tin; mà cũng có thể không tin, những điều do người khác đã viết trên giấy trắng mực đen rằng, Bùi Giáng đã từng viết ra cả ngàn câu thơ trong một đêm...

Sự rong chơi của Bùi Giáng trong ngôn ngữ và giữa cuộc đời vừa thâm trầm, vừa vui nhộn, vừa “bi... khoái” là vì ông không dè dặt, giữ gìn mà cố tình buông thả đi về lẫn lộn giữa những câu thơ khóc cười đầy uyên bác, trang đài, cổ kính xen với những từ, những câu đầy ngôn từ dân giã, bụi đời có khi đến mức giang hồ ngỗ ngáo, trần trụi. Vừa nói đến tâm sự mình một cách quý phái:

Hồn du mục cỏ hoa mòn mõi
Rừng đêm xanh trăng tạ không lời
Vì hơi thở cũng sầu như lá úa
Rớt lưng đèo bối rối lách theo lau

... ông “chuyển hệ” mượn lời người khác nói về cái điên của mình một cách thống khoái đầy “sáu Giáng”:

Vợ chồng tôi lúc nào cũng nhớ anh
Anh điên mà dzui – dzẻ thập thành
Chúng tôi tỉnh táo mà đành buồn hiu

Sự đùa bỡn với ngôn ngữ thi ca bằng cách sử dụng kiểu nói lái tinh quái của quê hương ông nhiều khi thô thiển một cách cụ thể chứ không bóng bẩy kiểu Hồ Xuân Hương. Người đọc rất thường gặp trong sách ông những cụm từ như: tồn lưu, tồn liên, liên tồn, lưu tồn, tồn lí tí ngọ, tồn lập tập trung, tồn lập tập họp... để đùa nghịch với triết học, nghịch với thi ca, nghịch với cuộc đời và nghịch ngay với chính bản thân ông:

Lọt cồn trận gió đi hoang
Tồn liên ở lại xin làn dồn ra...
(Mưa Nguồn)

Thời kỳ ông được coi là điên nặng nhất với lối sống kỳ dị thì cũng là lúc ông bơi trong “đại dương thi ca” để cho ra đời tập thơ Bài Ca Quần Đảo. Bùi Giáng làm thơ dễ dàng đến độ nhà văn Huỳnh Ngọc Chiến phải kêu lên rằng, “Đôi lúc chúng tôi có cảm tưởng rằng ông có thể đọc ngẫu hứng thơ lục bát từ sáng đến chiều mà không vấp... Ông làm thơ bằng tiếng Việt, tiếng Hán, thỉnh thoảng bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngôn ngữ đã nhập điệu trong ông như cây đàn trong tay người nghệ sĩ kiệt xuất. Chỉ ấn tay là thành giai điệu. Tự nhiên như nước chảy, mây bay mà chẳng có chút dụng công nào. (Thời Văn 19, tr 66)

Cuối cùng của cuộc rong chơi, Bùi Giáng đã lặng lẽ bỏ mùa xuân của trần gian đi về cõi miên trường phía sau:

Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau

...và bỏ tất cả lại cho đời:

Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngữa sóng giữa lời hẹn hoa
Bỏ người yêu bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời

Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con

Một buổi tối thứ Tư trên xứ Mỹ, tôi đang ngon trớn rong chơi với vườn thơ “tập cười” qua câu chuyện sinh điếu của cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vy thì nhận được I-meo của Tà Thư báo tin Bùi Giáng vừa qua đời chiều hôm qua (7-10-98) tại Việt Nam. Tôi bỗng chững lại, quên hết chuyện cười, nhìn xuống thật buồn và cảm thấy một thoáng trống vắng. Những mệ, những ôn, những hoàng thân, tôn nữ một thời của Huế lần lượt vắng bóng, mang theo cái "tửng tửng" truyền đời như tiếng chèo đập nước trên sông lụi tàn sau tiếng máy dầu xình xịch.

Và, con mắt trần gian cuối cùng đó giờ cũng đã vĩnh viễn khép lại.

Sáng hôm sau, tôi bâng khuâng kêu một người bạn thân báo tin Bùi Giàng đã ra đi và tự nhiên đọc cho người bạn đó nghe hai câu thơ của Bùi Giáng đã làm tôi xúc động miên man trong những tháng ngày viết lách đùa nghịch với bạn bè:

Ta cứ ngỡ đùa vui trong chốc lát
Nào ngờ đâu đùa mãi đến điêu linh

Phía bên kia đầu dây, người bạn cũng lặng im đến nỗi tôi nghe cả tiếng sôi mơ hồ trong đường dây điện thoại. Trong một thoáng phù du đó, tôi biết là người bạn cũng đang rơm rớm nước mắt như tôi. Trên quê hương yêu dấu cái tửng tửng của Quảng đã gặp cái tửng tửng của Huế. Nơi quê người, nếu không không có cái tửng tửng mang theo, tiếng nói yêu thương của ngày xưa quê mẹ cũng sẽ chìm dần trong cổ tích.

Trần kiêm Đoàn

http://take2tango.com/News.aspx?NewsID=3399

Tuesday, September 19, 2006

Khleang - Ngôi chùa đậm chất Khmer -

Khleang - Ngôi chùa đậm chất Khmer - 2/6/2006 10h:11

Khleang - Ngôi chùa đậm chất Khmer Khleang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng được xây dựng vào giữa thế kỷ 16. Chùa có bức tượng Phật ngồi trên đài sen cao 6,8 m đặt ngay ở chính điện. Chùa Khleang đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Chùa Khleang là một ngôi chùa cổ ở Sóc Trăng, có tuổi thọ rất cao, gắn liền với truyền thuyết địa danh Sóc Trăng. Ban đầu, chùa được xây cất bằng gỗ, lợp lá, rồi dần dần mới xây cất bằng gạch và lợp ngói, với cách trang trí, đường nét kiến trúc rất đẹp. Chùa nằm trên một khoảnh đất rộng, không gian thông thoáng, chung quanh có nhiều cây xanh, tỏa bóng mát xuống khắp mặt sân, dưới mỗi gốc cây có đặt những băng ghế đá dùng để nghỉ chân, tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái, mát mẻ sau khi tham quan mệt nhọc. Ðặc biệt, trong khuôn viên chùa còn có nhiều cây thốt nốt, loại cây đ

Tượng Phật cao 6,8 m, phần thân tượng cao 2,7 m được đúc vào năm 1916
Tượng Phật cao 6,8 m, phần thân tượng cao 2,7 m được đúc vào năm 1916 (Ảnh: geocities)
ặc trưng mà người Khmer thích trồng ở khu vực sinh sống của mình. Cổng chùa được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết, mầu sắc rực rỡ mang đậm phong cách Khmer. Tuy nhiên, chùa Khleang được xây cất rất cao so với mặt đất, với bậc tam cấp và ba vòng rào, tất cả đều bằng xi-măng và rực rỡ mầu sắc. Vòng rào ngoài lớn rồi nhỏ dần vào trong, khoảng cách giữa các vòng rào rất rộng, nền chùa chiếm diện tích rất lớn. Trước chùa có xây hai tháp hình bầu dục nằm ở hai bên, dùng để đựng xương cốt của các vị trụ trì.

Bên trong chính điện có 16 cột bằng gỗ, rất to, đen mượt, được thếp bằng vàng các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và chung quanh đều được trang trí bằng rất nhiều nét vẽ về hình ảnh của đức Phật, thể hiện được sự hòa hợp giữa kiến trúc và hội họa. Nơi chính điện là tượng Phật cao 6,8 m, phần thân tượng cao 2,7 m được đúc vào năm 1916. Tượng được đặt ngồi trên tòa sen lộng lẫy với vầng hào quang bằng điện lúc ẩn, lúc hiện, tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát và huyền ảo. Chung quanh tượng Phật lớn và tượng Phật nhỏ có nhiều tủ kính trưng bày các hiện vật gia dụng của cộng đồng người Khmer xưa như là một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của dân tộc mình.

Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo thể thức tam cấp và mỗi cấp lại có 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa. Chung quanh mái chùa được đắp phù điêu hình chim, thú cũng như những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Toàn bộ mái chùa là cả một công trình kiến trúc vĩ đại thể hiện quan niệm, triết lý về Phật, Trời của người Khmer.

Hằng ngày, chùa Khleang đón rất nhiều du khách đến tham quan, đặc biệt là du khách nước ngoài. Chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia.


Theo DaNangPT
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=17&Cat_Sub_ID=0&news_id=5951

Sunday, September 10, 2006

Có thể có nhiều hành tinh giống Trái đất

Có thể có nhiều hành tinh giống Trái đất - 9/9/2006 8h:52

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu Mỹ, số hành tinh giống Trái đất với những đại dương sâu bao phủ và có thể có sự sống có lẽ nhiều hơn chúng ta vẫn nghĩ, bằng khoảng 1/3 số hành tinh của các Hệ mặt trời được phát hiện bên ngoài Hệ mặt trời của chúng ta.

(Ảnh: TTO)Theo nhà nghiên cứu Sean Raymond thuộc Trường ĐH Colorado, các hành tinh khí khổng lồ này - được biết đến với tên gọi “sao Mộc nóng” - có quỹ đạo thậm chí còn gần hơn cả sao Thủy và Mặt trời của chúng ta. Các hành tinh khí quỹ đạo gần này có thể giúp hình thành nhiều hành tinh đá nhỏ hơn và giống Trái đất.

“Sao Mộc nóng” là hành tinh có quỹ đạo rất gần với ngôi sao của hành tinh “mẹ”.

“Chúng tôi cho rằng có một loạt các hành tinh với đại dương bao phủ và có thể sinh sống được ở các Hệ mặt trời bên ngoài chúng ta”, Raymond nói.

Nhóm nghiên cứu từ Trường ĐH Colorado, Trường ĐH bang Penn. và Trung tâm các chuyến bay vũ trụ Goddard của NASA đã dùng máy tính để mô phỏng các kiểu khác nhau của sự hình thành các Hệ mặt trời. Họ phát hiện những hành tinh khí khổng lồ này có thể giúp hình thành các hành tinh giống như Trái Đất, nhỏ và cứng hơn và có quỹ đạo gần với Mặt trời, qua đó làm tan băng và cung cấp nước, nguồn gốc của sự sống, cho những hành tinh trẻ.

“Tôi cho rằng dứt khoát phải có các hành tinh có thể sinh sống được ở bên ngoài hành tinh chúng ta. Tuy nhiên sự sống trên các hành tinh này có thể rất khác với chúng ta”, Raymond nói.

T.VY




Thursday, August 31, 2006

CÁCH COI TRANG BLOG MỤC LỤC Ở BÊN PHÍA TAY PHẢI

CÁCH COI TRANG BLOG MỤC LỤC Ở BÊN PHÍA TAY PHẢI

CỨ BẤM PHẦN MỤC LỤC PHÍA BÊN TAY PHẢI PHẦN DƯỚI CÙNG, CỨ NHƯ VẬY LẦN LẦN ĐI XUỐNG HẾT TRANG BLOG, CÒN MUỐN COI PHẦN NÀO THÌ BẤM VÀO PHẦN ĐÓ ĐỂ COI, MUỐN SANG PHẦN KHÁC, PHẢI BẤM CÁI MỦI TÊN XANH DƯỚI CHỮ FILE [ GỌI LÀ BACK,] BACK LẠI SẼ SANG PHẦN KHÁC ĐỂ COI, MUỐN COI THÌ BẤM VÀO PHẦN MỤC LỤC PHÍA BÊN PHẢI ĐỂ COI.
XIN CHÂN THÀNH CẢM NIỆM CÔNG ĐỨC CỦA TẤT CẢ QUÝ PHẬT TỬ RẤT NHIỀU

0 Comments:

Post a Comment

<< Home