namoamitabhabuddhatheky21

Saturday, February 17, 2007



Người Việt ở Đức : Hai người Việt thiệt mạng trong vụ thảm sát ở Đức
đăng ngày 2007/2/11 13:23:00 (58 lần xem)




Một người Việt Nam đang tưởng niệm đồng hương thiệt mạng trong vụ thảm sát.

Khoảng 5 giờ sáng ngày 5/2, cảnh sát Đức phát hiện một vụ thảm sát làm 7 người chết tại nhà hàng Lin Yue của người Trung Quốc ở thành phố miền bắc Sittensen, cách Hamburg 45 km về phía tây nam, trong đó có hai người Việt Nam.

Chiều 7/2, anh Nguyễn Đức Tuyến ở xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây xác nhận: sau khi vụ án xảy ra vài giờ, gia đình anh nhận được điện thoại của người em họ và bạn bè ở Đức báo về cho biết, trong số nạn nhân thiệt mạng có chị Nguyễn Thị Ngọc Oanh (sinh năm 1968, là chị ruột anh Tuyến, đã sang Đức làm việc được 6 năm) cùng với một người Việt Nam khác tên là Sơn, quê ở Hải Phòng.

Chồng chị Oanh là anh Phạm Ngọc Cường đang sinh sống tại Đức (cách nơi làm việc của chị Oanh rất xa) sau khi nhận được hung tin cũng đã báo tin về gia đình tại Việt Nam.

Về nạn nhân người Việt thứ hai, gia đình chị Oanh cho biết anh Sơn đã sang Đức sinh sống được 10 năm, nhưng do không được định cư chính thức nên phải lấy tên một người khác để làm việc, do vậy việc xác định nhân thân sẽ gặp khó khăn.

Bạn bè gia đình chị Oanh tại Đức cho biết: đến chiều qua, số nạn nhân thiệt mạng đã lên tới 7 người (6 người chết tại chỗ, 1 người chết sau đó tại bệnh viện) gồm 4 nam (chủ nhà hàng, đầu bếp, 2 nhân viên) và 3 nữ (vợ chủ nhà hàng, chị Oanh, một nữ nhân viên người châu Á).

Cũng theo nguồn tin trên, nhiều khả năng cả 7 nạn nhân đều bị bắn chết bằng súng giảm thanh, mục tiêu của bọn tội phạm có thể chỉ nhắm vào vợ chồng ông chủ nhà hàng (chồng là người Trung Quốc, vợ là người Đức gốc châu Á) nhưng chúng đã thanh toán tất cả nhằm bịt đầu mối.

Vụ thảm sát với mục đích trả thù nhiều hơn cướp của. Tất cả nạn nhân nói trên đều bị bắn chết và bị trói chặt chân tay, cảnh sát chỉ nhận được tin báo sau khi chồng một nạn nhân tới nhà hàng để đón vợ và phát hiện ra vụ việc. Nạn nhân duy nhất sống sót trong vụ thảm sát này là một bé gái con của vợ chồng chủ nhà hàng. Hiện bé cũng bị thương.

Đến chiều qua, động cơ vụ giết người hàng loạt trên cũng như danh tính và quốc tịch của các nạn nhân chưa được cơ quan chức năng của Đức công bố. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin khẳng định các nạn nhân đều là người châu Á.

Một người bạn cùng quê với chị Oanh cũng sống ở Đức cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ thảm sát, anh đang nói chuyện qua điện thoại với chị Oanh thì đột ngột nghe tiếng nói của một số người Trung Quốc, sau đó điện thoại bị ngắt, không liên lạc lại được nữa. Hôm sau, người bạn này mới biết lúc đó chính là thời điểm xảy ra vụ án.

Vụ việc đang gây xúc động rất lớn trong dư luận ở Đức vì hàng chục năm qua không xảy ra vụ án mạng nào nghiêm trọng như thế. Cộng đồng người Việt và cả nhiều người Đức đang quyên góp tiền để đưa thi thể các nạn nhân về nước. Gia đình chị Oanh cho biết, hôm nay sẽ liên lạc với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam ở Đức để nhờ giúp đỡ.

Theo SAT1, ZDF
http://www.viet-europe.de/modules/news/article.php?storyid=939

Monday, February 12, 2007

ĐỊA CHỈ NHỮNG TRANG WEB THAM KHẢO

ĐỊA CHỈ NHỮNG TRANG WEB THAM KHẢO

1/ http://niemphatthanhphat.blogspot.com

2/ http://kinhluatluanphatgiaovietnam.blogspot.com/

3/ http://nguoivietkhapnoitrenthegioi.blogspot.com/

4/ http://tintucphatgiaothegioi.blogspot.com/

5/ http://vothuongsanhlaobenhtu.blogspot.com/

6/ http://thuvienphatgiaothegioi.blogspot.com/

7/ / http://thuvienchuaphuochung.blogspot.com/

8/ http://nammoadidaphat.blogspot.com

9/ http://namoamitabhabuddhatheky21.blogspot.com

10/ http://internationalpurelandbuddhism.blogspot.com

11/ http://phapmonniemphat.blogspot.com/ [ TRANG KINH DIEN DAI THUA BANG ANH NGU ]

12/ http://phatgiaothegioi.blogspot.com/

13/ http://kinhnhattungenglishviet.blogspot.com/

14/ http://www.aihuuvanhanh.net/

15/ www.buddhistlogic.com [ dia chi webSITE CUA THAY HUE SANH ]

16/ http://www.phuochau.com/index.asp [ SU CO GIOI HUONG]

17/ http://www.thuvienhoasen.org/phathanhkinhsach-vietnam.htm



1/ http://www.hkbu.edu.hk/~lewi/institute.html

2/ http://www.patriarch-chan.com/

3/ www.lotuslantern.net/

4/ http://www.buddhismtoday.com/chung/index-vn.htm
5/ welcome@patriarch-chan.com
6/ http://www.chuaphuoclong.net/

7/ http://www.yousendit.com
8/ http://www.24tvonline.com
9/ http://www.chuaphatto.com/

10/ http://niemphatthanhphat.blogspot.com/
11/ http://www.vinabri.org
12/ http://www.vietnamquehuongtoi.org/
13/ http://www.saigonbao.com/
14/ http://www.lotuspro.net/index.htm
15/ http://groups.msn.com/bilooepr
16/ http://www.khoahoc.net/index.htm
17/ http://www.ymba.org/
18/ http://www4.bayarea.net/%7Emtlee/
19/ http://www.e-sangha.com/alphone/0157.html ; KARUNA PUNDARIKA SUTRA
20/ http://www.purelandbuddhism.com/
21/ http://www.google.com/u/uhpro?domains=hawaii.edu&sitesearch=hawaii.edu&q=pure%20land&sa_x=28&sa_y=8&sa=Search
22/ http://www.pitaka.ch/vlpl.htm
23/ http://web.mit.edu/stclair/www/amida.html
24/ http://www.cloudwater.org/pureland.html
25/ http://en.wikipedia.org/wiki/Pure_Land
26/ http://www.sinc.sunysb.edu/Clubs/buddhism/pureland/inropl.html
27/ http://www.bbc.co.uk/religion/religions/buddhism/subdivisions/pure_land1.shtml
28/ http://www.buddhistinformation.com/pureland/
29/ http://www.amidabuddha.org/
30/ http://mcel.pacificu.edu/as/students/vb/PURELAN.HTM
31/ http://www.jodo.org/about_plb/what_plb.html
32/ http://www.berkeleysangha.org/index.html?button=Home
33/ http://www.dharmanet.org/infowebp.html
34/ http://villa.lakes.com/cdpatton/Dharma/Jing-tu/index.html
35/ http://www.oxfordscholarship.com/oso/public/content/religion/019512524X/toc.html
36/ http://www.amidatrust.com/
37/ http://www.lioncity.net/buddhism/index.php?showforum=37
38/ http://www.calnaturalhistory.com/books/pages/8076.html
39/ http://www.portlandbuddhisthub.org/index.shtml
40/ http://www.amitabha-gallery.org/dharma_talk1.htm
41/ http://www.google.com/Top/Society/Religion_and_Spirituality/Buddhism/Lineages/Pure_Land_and_Shin/
42/ http://www.buddhanet.net/l_maha.htm
43/ http://nichirenscoffeehouse.net/Ryuei/mahayana.html
44/ http://www12.canvas.ne.jp/horai/pureland.htm
45/ http://www.infoplease.com/ce6/society/A0840551.html
46/ http://www.answers.com/topic/pure-land-buddhism
47/ http://www.urbandharma.org/ibmc/ibmc1/pure.html
48/ http://www.sinc.sunysb.edu/Clubs/buddhism/pureland/pureland.html
49/ http://buddhistfaith.tripod.com/pureland_sangha/
50/ http://www.google.com/alpha/Top/Society/Religion_and_Spirituality/Buddhism/Lineages/Pure_Land_and_Shin/
51/ http://www.buddhahome.net/noiket.htm
52/ http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/about_embassy.html
53/ http://www.myfuturefinancial.com/index.html
54/ http://dl.google.com/blogger/BloggerForWordSetup.exe
55/ http://www.hophap.com/default.asp
56/ http://www.buddhistdoor.com/resources/sutras/sutra_index.htm
57/ http://www.pitaka.ch/vlpl.htm
58/ http://www.buddhanet.net/e-learning/history/glossary_ae.htm
59/ http://www.buddhanet.net/pdf_file/pureland.pdf
60/ http://www.buddhanet.net/ebooks_ms.htm
61/ http://www.buddhanet.net/l_maha.htm
62/ http://www.thuvienhoasen.org/
63/ http://www4.bayarea.net/%7Emtlee/ [ KINH DAI THUA BANG ANH NGU]
64/ http://re-xs.ucsm.ac.uk/gcsere/glossaries/budglos.html
65/ http://www.shinranworks.com/readingtools/index.htm [ GLOSSARY OF SHIN BUDDHIST TERMS]
66/ http://www.buddhistdoor.com/passissue/9511/sources/glossary.htm [ GLOSSARY]
67/ http://www.udumbarafoundation.org/Glossary.html [ GLOSSARY]
68/ http://buddhistfaith.tripod.com/enfield/index.html
69/ http://www.jsri.jp/English/Main.html
70/ http://www.shindharmanet.com/course/chapter4.htm
71/ http://www.dharmasite.net/
72/ http://www.thuvienvietnam.com/ftopicp-32743.html
73/ http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenphuthu/270706-kinhhieuchame.htm
74/ http://www.littlesaigontv.com/modules.php?name=News&file=article&sid=624
75/ http://niemphatthanhphat.blogspot.com
http://nammoadidaphat.blogspot.com/ [ dia chi trang blog moi ]
http://www.phattuvn.org/

TRA TỪ ĐIỂN TRỰC TIẾP TRÊN INTERNET

1/ http://vdict.com/gateway.php?word=&dictionary=1&Submit=Submit

2/ http://www.m-w.com/

3/ http://nomfoundation.org/nomdb/lookup.php

4/ http://buddhanet.net/budsas/ebud/bud-dict/dic3_a.htm

Labels:

Labels:

Sunday, February 11, 2007

XIN TRAN TRONG GIOI THIEU NHUNG TRANG BLOG MOI

XIN TRAN TRONG GIOI THIEU NHUNG TRANG BLOG MOI

1/ http://niemphatthanhphat.blogspot.com

2/ http://kinhluatluanphatgiaovietnam.blogspot.com/

3/ http://nguoivietkhapnoitrenthegioi.blogspot.com/

4/ http://tintucphatgiaothegioi.blogspot.com/

5/ http://vothuongsanhlaobenhtu.blogspot.com/

6/ http://thuvienphatgiaothegioi.blogspot.com/

7/ / http://thuvienchuaphuochung.blogspot.com/

8/ http://nammoadidaphat.blogspot.com

9/ http://namoamitabhabuddhatheky21.blogspot.com

10/ http://internationalpurelandbuddhism.blogspot.com

11/ http://phapmonniemphat.blogspot.com/ [ TRANG KINH DIEN DAI THUA BANG ANH NGU ]

12/ http://phatgiaothegioi.blogspot.com/

13/ http://kinhnhattungenglishviet.blogspot.com/

14/ http://www.aihuuvanhanh.net/

15/ www.buddhistlogic.com [ dia chi webSITE CUA THAY HUE SANH ]

Labels:

Saturday, February 10, 2007

Thiếu Lâm Tự của VN

Tuyệt đỉnh bí kíp
Quốc Việt
đăng ngày 04/02/2007
Tuyệt đỉnh bí kíp

Miền đất võ Bình Định có một ngôi chùa cổ từ lâu đã được giới võ thuật truyền tụng như một Thiếu Lâm Tự của VN. Một buổi chiều tôi tìm đến chùa, sư trụ trì đi vắng, các chú tiểu đang ngồi thiền và ôn luyện những thế võ công trong không gian tĩnh tại, bình yên dưới cội bồ đề.

Tâm căn của võ

Theo chỉ dẫn của những người bạn võ, tôi từ thành phố Quy Nhơn ngược lên phía sân bay Phù Cát, đến chân núi Phước Thuận thì hỏi ngôi chùa Long Phước. Một ông già tóc bạc như cước đang chăn dê trên đồng, cười hỏi có phải tôi muốn đi bái sư học võ, rồi chỉ ngôi chùa cổ nằm sâu trong con đường làng giữa đồng lúa và một dòng sông nhỏ uốn quanh.

Sân chùa tĩnh mịch trong buổi hoàng hôn đang dần tắt. Bóng đức Phật Quan Âm Bồ Tát cầm bình nước cải sinh cam lồ hắt xuống như che chở cho các chú tiểu đang ngồi thiền và luyện võ. Một chú tiểu nhỏ nhắn hăng say thi triển các đòn thế hạc, hầu trong một bài quyền cổ. Tấn pháp uyển chuyển, đòn vận chuẩn xác, dũng mãnh nhưng thật lạ là không bừng lộ sát khí hoặc tinh thần tranh đua như ở một số võ đường chuyên nghiệp mà tôi đã từng chứng kiến.

Mặc dù chùa Long Phước từ lâu đã được giới võ thuật truyền tụng như một Thiếu Lâm Tự của VN và đã đào tạo thành công nhiều võ sư, võ sĩ tên tuổi. Hàng trăm năm trước, thầy Hư Minh phiêu dạt tầm đạo qua miền cát nóng, đã chọn chân núi Phước Thuận làm nơi dừng chân và trở thành sư tổ tạo lập chùa Long Phước bây giờ. Tuy đã chọn đường tu đạo nhưng sư Hư Minh vẫn phải luyện võ để vệ thân, hộ chùa. Sư sưu tầm, gìn giữ các bài võ, binh thư của các vị dũng tướng đã từng thử thách trong chinh chiến, rồi nghiên cứu tổng hợp thành môn võ riêng của chùa. Đến nay đã trải qua nhiều đời với hàng ngàn nhà sư, chú tiểu tu luyện ở đây, nhưng không phải ai cũng được chân truyền võ công.

Ngày nay, sư Hạnh Hòa trụ trì chùa và các thầy dạy võ ở đây cũng rất cẩn trọng khi thu nhận đệ tử. Sau khi nhìn qua nhân tướng, đánh giá tâm tính từng người, sư mới quyết định nhận hay không. Buổi đầu bái sư, các đệ tử mới phải tuyên thệ trước bàn thờ Phật, sư tổ Đạt Ma và các thầy trò đồng môn. Nội dung đề cao tinh thần hiếu nghĩa với cha mẹ, thuận hòa với mọi người, kính trọng sư huynh và khi bắt buộc phải hành võ thì dựa trên lòng từ bi. Trong quá trình luyện tập, các đệ tử phải chịu sự chấp phạt rất nghiêm minh. Quì trước bàn thờ Phật hết vài tuần nhang hoặc quét rác sân chùa là hình thức phạt được áp dụng cho các vi phạm nhẹ. Lỗi nặng liên quan đến đạo đức, hành xử võ thuật, các đệ tử phải mời chính cha mẹ đến để nghe thầy nhắc nhở, khuyên bảo, thậm chí có thể bị khai trừ vĩnh viễn khỏi môn phái của chùa.

Long Phước luôn là một lò võ lớn được kính trọng ở đất võ Bình Định. Những chú tiểu đang luyện võ ở sân chùa là đời thứ tư của các thế hệ võ đạo xuất phát từ chùa vẫn đang còn sống. Hiện nay, sư Hạnh Hòa ngoài tu trì đạo pháp còn là một trong những người truyền dạy võ thuật đứng đầu ở chùa cùng với các thầy Đông Hải, thầy Sáu. Dưới họ còn có thế hệ các võ sư, huấn luyện viên nổi tiếng Trần Duy Linh, Võ Văn Tính, Huỳnh Văn Trung... Người vẫn ẩn dạy ở sơn cước, người đang dẫn dắt đội tuyển tỉnh đi gặt hái huy chương, và nhiều học trò của họ cũng đã trở thành huấn luyện viên.

Ngoài dạy võ, các võ sinh theo môn phái của chùa còn được chú trọng rèn luyện lối sống thể chất và tinh thần từ tinh thần từ bi, bác ái của Phật giáo. Hiện ngoài sư trụ trì Hạnh Hòa giỏi bốc thuốc cứu người, còn có thầy Đông Hải cũng đã học hỏi, nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này.

Tự thắng bản thân mình

Hôm tôi ghé chùa, một số đệ tử đến từ Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nam Định, Thái Bình... giã từ thầy sau khóa học, trở lại quê nhà. Họ là những người đã có bản lĩnh võ thuật từ các môn phái khác, xin vào chùa lĩnh hội thêm tinh hoa của dòng võ đặc biệt. Tất cả đều là người ngoài thế tục, không chỉ luyện võ mà còn cùng ăn chay, niệm Phật với mọi người trong những ngày lưu lại chùa. Buổi chia tay, trò quì tạ ơn thầy. Các sư không có gì để tặng, chỉ nói: “Ta chỉ tặng các con võ, còn đạo nằm ở trong tâm căn các con. Ta muốn các con luôn luôn hiệp nhất võ với đạo trên đường truyền dạy lại hay hành xử môn võ này ngoài thế tục”.

Trong bóng chiều chập choạng, chú tiểu Vạn Thành kết thúc bài quyền Lão Hổ Thượng Sơn, ngồi nghỉ trên phiến đá dưới cội bồ đề kể tôi nghe chuyện quê nhà ở tận miệt Đồng Tháp Mười. Mẹ chú bị tâm thần, nghe tiếng tài bốc thuốc và dùng pháp thiền chữa bệnh của thầy Hạnh Hòa nên đã tìm ra tận đây tá túc luôn tại chùa để chữa bệnh. Chú tiểu đi theo giúp mẹ như gặp cơ duyên phát nguyện tu hành. Nhỏ tuổi lại có bản tính hiếu động, chú tiểu nằn nì xin học võ ngay. Sư Hạnh Hòa gật đầu, nhưng bắt chú phải ra ngoài học thêm văn hóa để có nghiệp duyên tu hành bền vững mới đủ kiến thức mà tìm hiểu Phật pháp, còn trở lại thế tục thì cũng có trình độ mà sống.

Chú tiểu Vạn Thành mê võ, tập luyện hăng say, nhanh chóng trở thành một trong những chú tiểu giỏi võ ở chùa. Sư thấy, cất lời khen, nhưng cũng hiểu tâm tính còn vọng danh của người đệ tử nhỏ tuổi.

Nhiều lần sau buổi thiền dưới gốc bồ đề, sư giảng: “Điều đầu tiên mà người luyện võ ở chùa này phải nhớ là võ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn để làm việc đạo nghĩa. Nhưng nếu chỉ có vậy thì mới chỉ đạt đến hàng trung đẳng của con đường võ đạo”.

Ban đầu Vạn Thành ngơ ngác, không hiểu ý thầy muốn nói gì. Đến khi sư kể lời huấn thị võ đạo của sư tổ “một dũng tướng thắng ngàn quân địch vẫn chưa oanh liệt bằng tự thắng chính bản thân mình”, chú tiểu dần dần ngộ ra. Tâm bạo động, háo thắng của người mới vào đường luyện võ như chú bắt đầu bình lặng dần.

Gặp tôi ngay trong buổi hướng dẫn đội võ cổ truyền Bình Định chuẩn bị đi thi đấu, huấn luyện viên Trần Duy Linh, người đã trưởng thành võ đạo dưới mái cổ tự Long Phước, kể sư Hạnh Hòa từng nói với anh: “Trong ngôi chùa này có nhiều bí kíp võ công cổ xưa, nhưng có một bí kíp đặc biệt mà nếu con lĩnh hội được sẽ trở thành người bất bại”. Linh không hiểu, tưởng thầy muốn nói đến một loại võ công đặc dị nào đó. Sư nói: “Bí kíp đó là tự thắng chính mình. Một võ sĩ cao thủ có thể thắng được hàng trăm đối thủ, gặt hái được nhiều huy chương nhưng chưa chắc đã đánh bại được các thói hư tật xấu, lòng tham lam, ích kỷ, ham mê danh lợi ngay trong con người mình”. Anh ngộ ra.

Sau này, khi truyền dạy lại các võ sinh thế hệ sau, Trần Duy Linh luôn nhắc lời thầy về tinh thần tối thượng của võ đạo. Ngay cả những đợt dẫn dắt đội tuyển đi biểu diễn, thi đấu võ thuật trong nước và quốc tế, anh cũng nhắc nhở các em đừng quá chói mắt trước ánh hào quang thành tích, huy chương để quên đi đối thủ lớn nhất chính là bản thân mình và tinh thần tối thượng của võ đạo là tình thương yêu để không phải sử dụng một võ công nào nữa.

Quốc Việt

Link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=911

This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War






ILLUSTRATION FOR TIME BY ROBERT ANDREW PARKER

Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

print articleSubscribeemail TIMEasia On June 11, 1963, a Buddhist monk called Thich Quang Duc set himself on fire in a Saigon street in protest against the repressive, U.S.-backed regime in South Vietnam. Pictures of the monk in serene meditation as flames devoured his body became the first of the images of the long Vietnam War to trouble the world's conscience. Over the next few years more than 30 other monks gave up their lives in similar protests against a senseless and brutal war.


Mou Zuoyun
Bringing China to the world

Mohammad Hatta
Indonesia's other independence hero

Nam June Paik
Sly humorist of the avant-garde

Narayana Murthy
Launching the outsourcing revolution

Hanae Mori, Yohji Yamamoto, Issey Miyaki & Rei Kawakubo
Japan's design icons

other stories »


Get The Magazine
Try 4 issues FREE
Give a gift of TIME
So great and prolonged was the suffering in Indochina in those years that the Buddhist attempt to alleviate it may seem a distant memory. But Thich Nhat Hanh, the Vietnamese monk and teacher whose philosophy of "engaged Buddhism" inspired these efforts, is still with us. One of the most important religious thinkers and activists of our time, Nhat Hanh understood, from his own experience, why popular secular ideologies and movements—nationalism, fascism, communism and colonialism—unleashed the unprecedented violence of the 20th century. His education began early. Few battlefields were as bloody as Vietnam, where France and then the U.S. fought nationalists and communists for more than three decades. Though part of a quietist tradition, Nhat Hanh couldn't help being drawn into the conflicts around him. He could see how urgent it was to assert the buddhistic importance of compassion in a culture growing increasingly violent. War, he believed, could be ended only by extinguishing the emotions—fear, anger, contempt, vengefulness—that fueled it.

In 1965, after yet another Buddhist self-immolation, Nhat Hanh wrote to the American civil-rights leader Martin Luther King Jr. that "the monks who burned themselves did not aim at the death of the oppressors, but only at a change in their policy. Their enemies are not man. They are intolerance, fanaticism, dictatorship, cupidity, hatred and discrimination, which lie within the heart of man." Nhat Hanh led King, and, by extension, American public sentiment, to oppose the fighting in Vietnam. During the late 1960s, while living in the U.S. in exile, Nhat Hanh became one of the icons of the antiwar movement. His essays were published in such leading periodicals as the New York Review of Books, and his poems were sung, like songs of protest, to guitar accompaniment at college campuses. It's no exaggeration to say that Nhat Hanh helped force Washington's eventual withdrawal from Vietnam.

Nhat Hanh, now 80 years old and living in a monastery in France, has played an important role in the transmission of an Asian spiritual tradition to the modern, largely secular West. "Do not," he has written, "be bound to any doctrine, theory or ideology, even Buddhist ones. All systems of thought are guiding means, not absolute truth." As political leaders from the U.S. to Iran loudly ask their people to join new ideological battles, threatening to make this century even more violent than the last, we would all do well to heed the wisdom of Thich Nhat Hanh.

« back: Guan Yi & Malik Peiris



April 28, 2003

October 11, 2004

October 10, 2005
http://www.time.com/time/asia/2006/heroes/in_hanh.html

NHỮNG NHÂN VẬT KIỆT XUẤT
Tâm Hà Lê Công Đa trích dịch
đăng ngày 08/02/2007

NHỮNG NHÂN VẬT KIỆT XUẤT
CỦA Á CHÂU TRONG SÁU THẬP NIÊN QUA


Hình: Theo chiều kim đồng hồ, từ bên trái, phía trên: Freddie Mercury, Đặng Tiểu Bình, Mahatma Gandhi, Lý Tiểu Long, Aung San Suu Kyi, Lakshmi Mittal,
Gong Li, Đức Đạt Lai Lạt Ma, Salman Rushdie, Li Ka-shing và Mẹ Teresa.

Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường. Qua những cá nhân xuất chúng này, chúng tôi đã viết nên câu chuyện về sự chuyển mình của một Á Châu đói nghèo thành một trung tâm quyền lực, từ kẻ đi bắt chước trở thành một khuôn mẫu để noi theo, từ một vùng đất bị đô hộ trở thành kẻ dẫn đầu nền kinh tế thế giới bước vào một kỷ nguyên mới. Từ Gandhi đến Rushdie, từ Lý Tiểu Long đến Li Ka-shing, với số đặc biệt thường niên này, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng đến những nhân vật –nam và nữ- đã hình thành nên vận mệnh và thời đại chúng ta.

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Deepak Chopra

Vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, con người không thuộc về đời sống thế gian nhưng đồng thời lại rất mực gắn bó, dính líu mật thiết với thế gian này. Với sự tinh tế, ngài dạy cho ta một bài học về nhẫn nhục, khiêm tốn và từ bi.

Như một định mệnh, các nhà lãnh đạo tinh thần lớn vừa là ngọn hải đăng vừa là cột thu lôi. Đã không có ai đón nhận cả hai vai trò này một cách nhuần nhuyễn hơn là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Là ngọn hải đăng, ngài đại diện cho tiếng nói Phật giáo hầu như trên khắp thế giới vượt ra ngoài cả khuôn khổ Á châu. Được chào đón hoan nghênh ở khắp mọi nơi ngoại trừ chính quê hương mình, được tôn kính vượt lên trên những giới hạn hẹp hòi của chủ nghĩa bè phái, những cuộc thăm viếng của ngài thường quy tụ đông đảo quần chúng. Những gì mà họ khao khát tìm cầu chính là sự hiện diện của ngài và niềm an lạc mà ngài mang đến. Ngài du hành vòng quanh thế giới để nhắc nhở chúng ta về bản thân mình với những ý nghĩ, động cơ cao thượng hơn. Tuy nhiên sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng thời cũng gần gũi và rất mực thế gian. Ngài chẳng khác gì chiếc cột thu lôi cho Tây Tạng, biểu tượng của một đất nước đang nằm dưới ách thống trị của Bắc Kinh. Bao lâu mà sự bất công này còn ngự trị, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ vẫn còn đấu tranh vừa hoà bình lẫn sắc bén.

Hàng thế kỷ qua, Phật giáo đã được truyền bá một cách lặng lẽ hơn bất cứ tín ngưỡng hay triết thuyết nào. Trong cái truyền thống trầm lặng đó, ngài đương kim Đạt Lai Lạt Ma đã đứng một cách vững chãi. Đức Phật đã từng dạy rằng, “Bất cứ ai trông thấy ta là trông thấy giáo pháp, và bất cứ ai trông thấy giáo pháp là trông thấy ta.” Bất cứ lúc nào có dịp may được kề cận Đức Đạt Lai Lạt Ma, thành thực mà nói, tôi đều có cảm giác rằng mình đang được sống trong giáo pháp –và đồng thời giáo pháp cũng đang sống trong tôi. Với bóng dáng từ ái của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người ta cảm nhận sự buông xả mà không phải là sự lãnh đạm, dửng dưng. Đây là sự buông xả được khai sinh ra từ vô lượng nhẫn nhục. Nó được bắt nguồn từ niềm tin sâu xa vào sức mạnh của ý thức. Tôi chưa hề gặp người nào vừa dính líu sâu đậm vào cuộc đời nhưng đồng thời lại không thực sự tin tưởng ở nó như thế. Ngài cũng là người rất mực tinh tế -nếu như ta phải dùng một danh từ như vậy để nói về một con người quá đổi hồn nhiên. Chẳng hạn nếu bạn hỏi ý kiến ngài về một vấn đề gì đó, thông thường ngài sẽ thốt lên: “À. Cái này tốt hơn là tôi phải lắng nghe bạn thôi.” Lập tức bạn cảm thấy một chút gì đó của cái ngã mạn của mình tan biến đi, và tự trong sâu thẳm của tâm hồn, sự khiêm tốn lớn dậy.

(Time, số Apr. 20, 1959)

Như thế đó, tôi trân trọng ngã nón chào Đức Đạt Lai Lạt Ma như là một nhà lãnh đạo tinh thần có sức thu hút lớn lao. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được ngài đã góp phần thay đổi thế giới này –và cả chúng ta- đến mức nào, bởi vì chúng ta sẽ không bao giờ nhận ra cho đến khi sự đổi thay đã thực sự xảy ra. Ngài là một trái bom từ bi nổ chậm, và đó chính là cỗi nguồn của sự vĩ đại của ngài.

Deepak Chopra, Tác giả, Giảng sư.

Thích Nhất Hạnh
Vị tăng sĩ Phật giáo đã góp phần vào việc chấm dứt
nỗi khổ đau của cuộc chiến Việt Nam
By Pankaj Mishra (*)


ILLUSTRATION FOR TIME BY ROBERT ANDREW PARKER

Ngày 11 tháng 6 năm 1963, một tăng sĩ Phật giáo có tên là Thích Quảng Đức đã nổi lửa tự thiêu trên đường phố Sàigòn để phản đối lại chế độ áp bức kỳ thị của Miền Nam Việt Nam do Mỹ hỗ trợ. Hình ảnh của vị tăng sĩ ngồi an lạc trong thiền định với ngọn lửa quấn lấy thân mình đã trở thành hình ảnh đầu tiên trong số những hình ảnh liên quan đến cuộc chiến Việt Nam , một cuộc chiến lâu dài đã từng làm nhức nhối lương tâm nhân loại. Trong vài năm tiếp theo sau đó, hơn ba mươi tăng sĩ khác đã cống hiến xác thân mình trong cùng một kiểu cách nhằm phản đối lại cuộc chiến vô nghĩa và tàn bạo tại Việt Nam .

Những nỗi khổ đau lớn lao và kéo dài tại Đông Dương cùng với nỗ lực nhằm xoa dịu nó của những người Phật tử trong những năm đó có thể nay đã chìm vào quên lãng, tuy nhiên Thích Nhất Hạnh, người tăng sĩ Việt nam, vị thiền sư với triết thuyết “Phật giáo dấn thân” đã gây cảm hứng cho những nỗ lực này vẫn còn đó với chúng ta. Là một trong những nhà tư tưởng và hoạt động tôn giáo quan trọng nhất trong thời đại này, Thầy Nhất Hạnh, bằng kinh nghiệm cá nhân của chính mình, đã thấu hiểu tại sao những ý thức hệ, và phong trào quần chúng thế tục -những chủ nghĩa quốc gia, phát xít, cộng sản và thực dân- đã gây ra những thảm họa bạo lực không lường trước được của thế kỷ hai mươi. Bài học của Thầy đã được bắt đầu khá sớm với một vài chiến trường đẫm máu như ở Việt Nam, nơi mà người Pháp rồi đến người Mỹ đánh nhau với người quốc gia và cộng sản VN. Thế nên mặc dầu thuộc một truyền thống vốn chuộng sự tĩnh lặng, Thầy Nhất Hạnh đã không thể ngồi yên mà không bị lôi cuốn vào cuộc chiến vây quanh. Thầy có thể thấy được cái nhu cầu khẩn thiết để đưa tinh thần từ bi -một giáo điều quan trọng của Phật giáo- vào một nền văn hoá đang gia tăng cường độ bạo lực. Thầy tin rằng, chiến tranh chỉ có thể chấm dứt bằng cách dập tắt những tình cảm vọng động -sợ hãi, tức giận, khinh miệt, trả thù- như luôn luôn chế dầu vào lửa.

Năm 1965, sau một vụ tự thiêu khác của Phật giáo, Thầy Nhất Hạnh đã viết cho Mục sư Martin Luther King Jr., vị lãnh tụ tranh đấu dân quyền của Mỹ rằng, “những tăng sĩ tự thiêu không hề nhằm đến mục đích tiêu diệt những kẻ áp bức mà chỉ muốn họ thay đổi chính sách. Kẻ thù của họ không phải là con người. Kẻ thù của họ là bất khoan dung, là cực đoan, độc tài, là tham lam, thù hận và kỳ thị- vốn sẵn có trong tâm của mỗi con người.” Thầy Nhất Hạnh đã dẫn dắt Mục sư King, và nói rộng ra, công luận Mỹ chống đối lại cuộc chiến Việt Nam . Những năm cuối thập niên sáu mươi, trong khi sống lưu vong tại Mỹ, Thầy Nhất Hạnh đã trở thành một trong những biểu tượng của phong trào phản chiến. Những bài tham luận của Thầy đã được đăng tải trên những tạp chí hàng đầu của Mỹ, cụ thể như New York Review of Books, những bài thơ của Thầy đã được hát lên như những ca khúc chống chiến tranh, được đệm bằng đàn ghi-ta trong các khuôn viên đại học Mỹ. Có thể nói mà không phóng đại rằng Thầy Nhất Hạnh đã góp phần thúc đẩy Hoa Thịnh Đốn rút lui khỏi cuộc chiến Việt Nam.

Thầy Nhất Hạnh, bây giờ đã tám mươi và hiện đang sống trong một thiền đường tại Pháp, đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu đến với một quần chúng hiện đại đông đảo tại phương Tây. Thầy đã từng viết rằng, “Đừng để mình bị vướng mắc vào bất cứ giáo điều, học thuyết, hay ý thức hệ nào, ngay cả Phật giáo. Tất cả các hệ thống tư tưởng đều chỉ là những phương tiện hướng dẫn chứ không phải là chân lý tuyệt đối.” Trong một thế giới mà các nhà lãnh đạo chính trị từ Hoa Kỳ cho đến Iran hiện đang lớn tiếng kêu gọi dân tộc mình tham dự vào những cuộc chiến ý hệ mới, tiềm ẩn nguy cơ biến thế kỷ này còn tàn bạo hơn cả thế kỷ trước, tất cả chúng ta không thể không quan tâm sâu sắc đến cái tuệ giác của Thầy Nhất Hạnh.

(*) Tác phẩm mới nhất của Pankaj Mishra là Temptations of the West: How to be Modern in India, Pakistan, Tibet, and Beyond

Tâm Hà Lê Công Đa

http://www.time.com/time/asia/2006/heroes/in_hanh.html

Link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=934