namoamitabhabuddhatheky21

Thursday, August 10, 2006

XIN TRAN TRONG GIOI THIEU TRANG WEB MOI

XIN TRAN TRONG GIOI THIEU TRANG WEB MOI



1/ http://namoamitabhabuddhatheky21.blogspot.com/ [ dia chi trang web moi]
2/ http://niemphatthanhphat.blogspot.com
3/ http://nammoadidaphat.blogspot.com/ [ dia chi trang blog moi ]

Wednesday, August 09, 2006

XIN CHÂN THÀNH CẢM NIỆM CÔNG ĐỨC CỦA THẦY NHỰT TỪ RẤT NHIỀU

XIN CHÂN THÀNH CẢM NIỆM CÔNG ĐỨC CỦA THẦY NHỰT TỪ RẤT NHIỀU. VÌ THẦY ĐÃ HOAN HỶ CHO CÓ MỘT LINK LIÊN KẾT VỚI TRANG WEB CỦA THẦY.
"Niệm Phật nhất tâm:
Do Thầy Thích Thiện Mỹ biên tập. Như tên trang nhà, ngoài việc giới thiệu kinh sách Phật giáo còn là nơi chuyên tu Pháp Môn Niệm Phật, với những lời khuyên nhủ rất gần gũi và thực tế."

Nửa giây xuất hiện một blog mới

Nửa giây xuất hiện một blog mới

Ảnh chụp màn hình

Ảnh chụp màn hình.

Cách đây tròn một năm, trang tìm kiếm Technorati thống kê lãnh địa blog đón nhận "thành viên" mới sau từng giây. Nhưng hiện nay đã có thêm khoảng 175.000 trang mỗi ngày, tức mỗi web cá nhân mới ra đời chỉ sau nửa giây.

Tính trung bình trong suốt 3 năm qua, thế giới blog đã nhân đôi chỉ sau 6 tháng. Technorati cũng vừa cập nhật trang web cá nhân thứ 50 triệu vào ngày 31/7/06.

"Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm blog từ năm 2002 và hiện nay quy mô của cộng đồng này đã mở rộng gấp 100 lần", Dave Sifry, Giám đốc điều hành Technorati, cho biết. "Mỗi lần thống kê dữ liệu, tôi thường hỏi mọi người liệu tốc độ này có còn tiếp tục được duy trì. Tôi khó có thể tin nó lại phát triển nhanh đến vậy".

Tiếng Anh là ngôn ngữ được blogger sử dụng phổ biến nhất với tỷ lệ 39%, tiếp đến là Nhật (31%) và Trung Quốc (12%). Blogger đăng bài viết nhiều nhất là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều hoặc vào 5 giờ chiều. Mỗi ngày có khoảng 1,6 triệu bài viết mới mỗi ngày, tức trung bình 18,6 bài mỗi giây.

Gần đây, một số chuyên gia Internet đã khẳng định nguy cơ tồn tại trong các "feed rác" (feed: đường link dẫn đến các trang web hỗ trợ công cụ cập nhật thông tin RSS). Technorati cũng cho biết 8% trong danh sách các trang web mới là blog rác (splog).

Đầu tháng 5, Technorati đã có một thỏa thuận quan trọng với AP, trong đó Technorati sẽ thống kê các bài báo của hãng thông tấn này, chẳng hạn "5 bài viết trên AP được blogger đọc nhiều nhất", và đăng lên những site thành viên của AP.

. (theo CNet

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2006/08/3B9ECD34/P.T

Lễ Hội Vu Lan tại San Jose: Một mùa in đậm tinh thần hiếu hạnh của cộng đồng Việt

Lễ Hội Vu Lan tại San Jose: Một mùa in đậm tinh thần hiếu hạnh của cộng đồng Việt…
Nguyễn Dương, Aug 08, 2006

Cali Today News – Cô Trang Thái, một sinh viên ngành Nha Khoa từ Pensylvania về San Jose nghỉ hè với gia đình, đã đẩy chiếc xe lăn đưa bà nội đi chùa Quan Âm Thiền Tự trên đường White vào ngày chủ Nhật rồi để dự Lễ Vu Lan, một mùa lễ mà người Việt chúng ta thường gọi là mùa báo hiếu, báo đáp ân sâu của tứ ân phụ mẫu.

Không phải chỉ có cô Trang, mà rất nhiều nam thanh nữ tú đã cùng cha mẹ đi chùa lễ Phật, cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được tăng phúc, tăng lộc và tăng thọ; và cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp được siêu sanh tịnh độ,…
Cùng với truyền thống Vu Lan của Phật Giáo, và truyền thống hiếu hạnh của Khổng Giáo, Mùa Vu Lan là mảnh đất tâm linh vun trồng đạo hiếu của người Việt Nam.

Có thể nói rằng, ngày chủ nhật vừa qua, Quan Âm Thiền Tự chật ních thiện nam tín nữ.

Lễ được chú ý và xúc động nhất là Lễ Bông Hồng (hay bông trắng) cài áo. Những ai còn mẹ thì được cài hoa hồng và những ai mất mẹ thì được cài hoa trắng. Trên ngực áo của từng người đều thấp thoáng những đoá hồng và đoá hồng trắng.
Vị sư trụ trì Quan Âm Thiền Tự là thầy Thích Chơn Minh thuyết giảng về đạo hiếu của người con Phật và cách ứng xử theo tinh thần Phật giáo đối với ông bà cha mẹ quá vãng cũng như hiện tiền.



Sau nghi lễ và thời thuyết pháp, một chương trình văn nghệ Vu Lan cũng thật xúc động đã diễn ra và nhiều người đã không ngăn nổi giòng nước mắt.

Không khí Vu Lan năm nay rất tỏa rộng, chùa nào cũng đông nghẹt người, từ những chùa lâu năm như Đức Viên, Kim Sơn, Giác Minh, An Lạc, Quan Âm Thiền Tự… cho đến những chùa mới như Quan Âm Tự, Đại Nhật Như Lai, Hồng Danh,… và nhiều chùa khác cũng tấp nập thiện nam tín nữ.

Chùa An Lạc năm nay được tổ chức rất quy mô. Ngoài Lễ Vu Lan tại chùa, sư bà Thích Nữ Nguyên Thanh còn tổ chức Lễ Vu Lan tại nghĩa trang Oak Hill – nghĩa trang lớn nhất tại San Jose, làm lễ Rước Vong trên biển Monterey và Lễ Thuỷ Táng cũng tại biển Monterey.

Tại San Jose, theo ông giám sát viên Pete McHugh của quận hạt Santa Clara, có khoảng 50 ngàn Phật tử người Việt và ngày Lễ Vu Lan không chỉ được cử hành trong cộng đồng Việt mà còn được cử hành trong các chùa người Hoa, người Nam Hàn, người Cam Bốt, người Lào, người Thái,… khiến cho Mùa Báo Hiếu trở thành một ngày lễ quan trọng của cộng đồng người thiểu số tại khu vực này.

Cũng trong muà Lễ Vu Lan 2006, một tăng đoàn truyền giáo Tây Tạng từ tu viện Tashi Gephel, Ấn Độ, do ngài sư trưởng Geshe Lobsang Choephel hướng dẫn, đến San Jose hoằng pháp và làm lễ cầu an, cầu nguyện cho cữu huyền thất tổ, giải hạn,… cho cộng đồng Phật tử tại San Jose trong tháng 8 này (tới ngày 22 tháng 8). Qúy vị nào muốn mời phái đoàn chư tăng Phật giáo đến tư thất hay cơ sở thương mại cầu nguyện, có thể liên lạc số điện thoại 408-802-8089.

Qua không khí nói trên của các chùa và tự viện, có thể nói là muà Vu Lan năm nay tại San Jose là những ngày in đậm đạo hiếu của người Việt ly hương.

Video: Lễ Hội Vu Lan tại San Jose: Một mùa in đậm tinh thần hiếu hạnh của cộng đồng Việt…

Nguyễn Dương
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=c5bc03ed90c596f54ced5931270947ac
http://niemphatthanhphat.blogspot.com
http://nammoadidaphat.blogspot.com/ [ dia chi trang blog moi ]

CHỚ LÀM CÁC VIỆC ÁC



CHỚ LÀM CÁC VIỆC ÁC
Not to do Evil
VÂNG LÀM CÁC VIỆC LÀNH
To do good
TỰ LÓNG TÂM Ý MÌNH
Purify one 's Mind
ĐÂY LỜI CHƯ PHẬT DẠY
This is the Buddhas ' teachings
http://niemphatthanhphat.blogspot.com
http://nammoadidaphat.blogspot.com/ [ dia chi trang blog moi ]

Tuesday, August 08, 2006

ĐỊA CHỈ NHỮNG TRANG WEB THAM KHẢO

1/ http://www.hkbu.edu.hk/~lewi/institute.html

2/ http://www.patriarch-chan.com/

3/ www.lotuslantern.net/

4/ http://www.buddhismtoday.com/chung/index-vn.htm
5/ welcome@patriarch-chan.com
6/ http://www.chuaphuoclong.net/

7/ http://www.yousendit.com
8/ http://www.24tvonline.com
9/ http://www.chuaphatto.com/

10/ http://niemphatthanhphat.blogspot.com/
11/ http://www.vinabri.org
12/ http://www.vietnamquehuongtoi.org/
13/ http://www.saigonbao.com/
14/ http://www.lotuspro.net/index.htm
15/ http://groups.msn.com/bilooepr
16/ http://www.khoahoc.net/index.htm
17/ http://www.ymba.org/
18/ http://www4.bayarea.net/%7Emtlee/
19/ http://www.e-sangha.com/alphone/0157.html ; KARUNA PUNDARIKA SUTRA
20/ http://www.purelandbuddhism.com/
21/ http://www.google.com/u/uhpro?domains=hawaii.edu&sitesearch=hawaii.edu&q=pure%20land&sa_x=28&sa_y=8&sa=Search
22/ http://www.pitaka.ch/vlpl.htm
23/ http://web.mit.edu/stclair/www/amida.html
24/ http://www.cloudwater.org/pureland.html
25/ http://en.wikipedia.org/wiki/Pure_Land
26/ http://www.sinc.sunysb.edu/Clubs/buddhism/pureland/inropl.html
27/ http://www.bbc.co.uk/religion/religions/buddhism/subdivisions/pure_land1.shtml
28/ http://www.buddhistinformation.com/pureland/
29/ http://www.amidabuddha.org/
30/ http://mcel.pacificu.edu/as/students/vb/PURELAN.HTM
31/ http://www.jodo.org/about_plb/what_plb.html
32/ http://www.berkeleysangha.org/index.html?button=Home
33/ http://www.dharmanet.org/infowebp.html
34/ http://villa.lakes.com/cdpatton/Dharma/Jing-tu/index.html
35/ http://www.oxfordscholarship.com/oso/public/content/religion/019512524X/toc.html
36/ http://www.amidatrust.com/
37/ http://www.lioncity.net/buddhism/index.php?showforum=37
38/ http://www.calnaturalhistory.com/books/pages/8076.html
39/ http://www.portlandbuddhisthub.org/index.shtml
40/ http://www.amitabha-gallery.org/dharma_talk1.htm
41/ http://www.google.com/Top/Society/Religion_and_Spirituality/Buddhism/Lineages/Pure_Land_and_Shin/
42/ http://www.buddhanet.net/l_maha.htm
43/ http://nichirenscoffeehouse.net/Ryuei/mahayana.html
44/ http://www12.canvas.ne.jp/horai/pureland.htm
45/ http://www.infoplease.com/ce6/society/A0840551.html
46/ http://www.answers.com/topic/pure-land-buddhism
47/ http://www.urbandharma.org/ibmc/ibmc1/pure.html
48/ http://www.sinc.sunysb.edu/Clubs/buddhism/pureland/pureland.html
49/ http://buddhistfaith.tripod.com/pureland_sangha/
50/ http://www.google.com/alpha/Top/Society/Religion_and_Spirituality/Buddhism/Lineages/Pure_Land_and_Shin/
51/ http://www.buddhahome.net/noiket.htm
52/ http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/about_embassy.html
53/ http://www.myfuturefinancial.com/index.html
54/ http://dl.google.com/blogger/BloggerForWordSetup.exe
55/ http://www.hophap.com/default.asp
56/ http://www.buddhistdoor.com/resources/sutras/sutra_index.htm
57/ http://www.pitaka.ch/vlpl.htm
58/ http://www.buddhanet.net/e-learning/history/glossary_ae.htm
59/ http://www.buddhanet.net/pdf_file/pureland.pdf
60/ http://www.buddhanet.net/ebooks_ms.htm
61/ http://www.buddhanet.net/l_maha.htm
62/ http://www.thuvienhoasen.org/
63/ http://www4.bayarea.net/%7Emtlee/ [ KINH DAI THUA BANG ANH NGU]
64/ http://re-xs.ucsm.ac.uk/gcsere/glossaries/budglos.html
65/ http://www.shinranworks.com/readingtools/index.htm [ GLOSSARY OF SHIN BUDDHIST TERMS]
66/ http://www.buddhistdoor.com/passissue/9511/sources/glossary.htm [ GLOSSARY]
67/ http://www.udumbarafoundation.org/Glossary.html [ GLOSSARY]
68/ http://buddhistfaith.tripod.com/enfield/index.html
69/ http://www.jsri.jp/English/Main.html
70/ http://www.shindharmanet.com/course/chapter4.htm
71/ http://www.dharmasite.net/
72/ http://www.thuvienvietnam.com/ftopicp-32743.html
73/ http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenphuthu/270706-kinhhieuchame.htm
74/ http://www.littlesaigontv.com/modules.php?name=News&file=article&sid=624
75/ http://niemphatthanhphat.blogspot.com
http://nammoadidaphat.blogspot.com/ [ dia chi trang blog moi ]
http://www.phattuvn.org/

TRA TỪ ĐIỂN TRỰC TIẾP TRÊN INTERNET

1/ http://vdict.com/gateway.php?word=&dictionary=1&Submit=Submit

2/ http://www.m-w.com/

3/ http://nomfoundation.org/nomdb/lookup.php

4/ http://buddhanet.net/budsas/ebud/bud-dict/dic3_a.htm

http://niemphatthanhphat.blogspot.com
http://nammoadidaphat.blogspot.com/ [ dia chi trang blog moi ]

Tự xây dựng công cụ tìm kiếm cho blog

Tự xây dựng công cụ tìm kiếm cho blog

Ảnh chụp màn hình.

Ảnh chụp màn hình.

Hãng dịch vụ Internet hàng đầu thế giới Yahoo vừa phát hành một bộ sản phẩm cho phép người sử dụng nhanh chóng tạo công cụ search chuyên về game, bóng đá... và tích hợp vào website của họ.

Các blogger có thể dùng Yahoo Search Builder để thiết kế một bộ tìm kiếm về bất cứ chủ đề nào, sau đó tích hợp đoạn mã vào blog, chỉnh sửa và trang trí hộp tìm kiếm cũng như các trang hiển thị kết quả...

Yahoo Search Builder còn giúp mọi người theo dõi lượng truy cập vào website, những đề tài mà người đọc quan tâm... từ đó điều chỉnh bài viết cho phù hợp để tăng thứ hạng.

Sản phẩm mới của Yahoo hoạt động tương tự các dịch vụ tìm kiếm chuyên dụng của Rollyo hay Eurekster. Google chưa giới thiệu một công cụ nào như thế, nhưng dịch vụ Google Personalized Search đã hiển thị kết quả dựa trên những lần tìm kiếm trước đó của người sử dụng.

P.T. (theo Yahoo Blog

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/San-pham-moi/2006/08/3B9ECD7E/

http://niemphatthanhphat.blogspot.com

MÁY TÍNH TRỤC TRẶC NHẤT

ĐÂY LÀ NHỮNG VIỆC LÀM MÁY TÍNH TRỤC TRẶC NHẤT, ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÀY, XIN ĐỀ NGHỊ LÀM CÁC VIỆC NHƯ SAU:
NẾU NGƯỜI THƯỜNG SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT WEB INTERNET EXPLORER, SAU KHI ĐÃ MỞ INTERNET EXPLORER LÊN RỒI, BẤM VÀO TOOLS, CHỌN INTERNET OPTIONS, KHI ĐANG Ở TRONG BẢNG INTERNET OPTIONS RỒI, BẤM VÀO CHỮ SETTINGS, KHI ĐÃ Ở TRONG BẢNG SETTINGS RỒI, BẤM VÀO VIEW OBJECTS, HIGHLIGHT TỨC LÀ BÔI ĐEN BẤT CỨ 1 FILE NÀO TRONG VIEW OBJECTS, RỒI BẤM, Ctrl + A tức là Control All, tức là bôi đen tất cả các files trong view object, rồi bấm Shipt + Delete, tức là xóa bỏ tất cả các Files temporary chứa trong computer, tất cả các files này là nguyên nhân chính làm trục trặc máy vi tính.
2/ sau khi xong phần view objects, sang qua view files, bấm vào view files, sau khi đã ở trong bảng view files rồi, cũng bấm vào bất cứ 1 file trong view files để highlight tức là bôi đen nó lên, sau khi bôi đen 1 file rồi, tiếp tục bấm Ctrl + A, tức là bôi đen tất cả các files trong view files, sau khi bôi đen tất cả các files trong view files rồi, bấm Shipt + Delete, để xóa tất cả các files trong view files, tất cả các files này chứa trong temporary files trong computer, chính các files này là nguyên nhân làm trục trặc máy tính, công việc này phải làm thường xuyên, nếu không làm thường xuyên là máy tính sẽ bị trục trặc ngạy
chúng ta cũng nên delete cookies, delete files, clear history thường xuyên
Cầu Chúc tất cả các bạn thành công tốt đẹp nhất
http://niemphatthanhphat.blogspot.com

Tâm sự với những người nghèo ham thích học Anh Ngữ

Học Anh Ngữ chúng ta phải học Anh Ngữ [ Chuẩn ] Standard English, có 3 nơi để học Anh Ngữ Chuẩn đó là:
1/ Anh Ngữ dạy trên Đài BBC của Luân Đôn [ London] Anh Quốc, đó là Anh Ngữ Chuẩn
2/ Anh Ngữ dạy trên Đài voa của Washington D C, của Đài Hoa kỳ, đặc biệt là SPECIAL ENGLISH. Đây cũng là Anh Ngữ Chuẩn, còn ngoài ra tất cả vùng khác rất khó nghe, lại không Tiêu Chuẩn
3/ Là vào trong Paltalk, room Learning & Universities, trong đó người ta dạy 24/24 hoàn toàn miễn phí
Chúng tôi biết rằng ở Việt Nam, đi học 1 lớp Anh Ngữ có Giáo Sư người Nước Ngoài dạy, cũng phải mất 4, 5 triệu đồng một khóa, tất cả học sinh nghèo không có tiền học nỗi, cho nên tốt nhất là vào Đài BBC & Đài VOA download những bài học trong đó rồi nghe đi nghe lại thường xuyên.
Cầu Chúc cho tất cả các bạn học Anh Ngữ nhanh nhất, đạt được tất cả những kết quả tốt đẹp nhất.
Sau đây là những địa chỉ học vi tính hay cần tham khảo:
1/ http://www.khoahoc.com.vn/details.asp?Cat_ID=2&page_id=1
2/ http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/San-pham-moi/
3/ http://www.quantrimang.com/details.asp?Cat_ID=15&page_id=1
XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU
http://niemphatthanhphat.blogspot.com

Monday, August 07, 2006

cách tạo trang web Blog cho chính mình

WEBLOG, diễn đàn và phương tiện tự do bày tỏ và trao đổi ý kiến với thế giới hoàn toàn miễn phí

2005.10.06

Nếu bạn có những ý kiến hay quan điểm muốn phát biểu và trao đổi mà điều kiện không cho phép vì những quy định khắt khe của xã hội hay quốc gia, thì WEBLOG chính là câu trả lời cho mong muốn ấy.

WEBLOG đã được trình làng từ năm năm qua, và hiện này đã có hàng triệu, có thể hàng chục triệu người sử dụng, trong đó có rất nhiều người đang sinh sống tại các quốc gia mà quyền tự do báo chí và ngôn luận bị giới hạn hoặc có thể gây nguy hiểm cho người phát biểu.

Bạn có thể thiết lập WEBLOG của mình, viết, gửi hình hay nói vào đó những điều bạn muốn rồi công bố địa chỉ của nó để ai cũng có thể vào mà đọc, nghe hay xem được.

Khi nào muốn, bạn lại có thể vào trang Web của mình để sửa chữa, thêm bớt, cập nhật. Bạn không cần phải biết gì nhiều về kỹ thuật giống như một nhà báo điện tử chuyên nghiệp.

Theo các con số thống kê, hiện nay trên thế giới cứ mỗi 6 giây lại có thêm một WEBLOG mới ra đời.

Cách thành lập WEBLOG như sau:

1. Trước hết, hãy chọn một phương tiện để làm WEBLOG. Có nhiều nơi cung cấp các phương tiện làm WebLog và tất cả đều miễn phí như:

http://www.blogger.com

http://nucleuscms.org

http://www.sixapart.com/movabletype

http://www.typepad.com

http://radio.userland.com

http://drupal.org

http://www.manilasites.com

Địa chỉ dễ sử dụng nhất hiện nay chính là http://www.blogger.com.

Sau khi đã vào được Internet, bạn hãy đánh địa chỉ http://www.blogger.com, và sẽ thấy màn hình hiện ra như sau:

Create a blog in 3 easy steps:
1. Create an account
2. Name your blog
3. Choose a template Create your blog now

Phần này cho biết là muốn tạo ra một “trương mục” thì bước kế tiếp là chọn cho nó một cái tên và chọn một hình thức trình bày. Bạn hãy bấm chuột vào phần “Create your blog now”. Trang kế tiếp yêu cầu bạn chọn tên người sử dụng (user name) và mật khẩu (password) với ít nhất sáu mẫu tự.

Xin bấm vào link này để xem các bước chi tiết thành lập WEBLOG

Bạn có thể cần phải tải và cài đặt Adobe Reader để xem các cách này. Bấm vào đây để download Adobe Reader

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/10/06/WebBlog_NguyenAn/

Sunday, August 06, 2006

21 kho lưu dữ liệu miễn phí trên mạng

21 kho lưu dữ liệu miễn phí trên mạng

Ảnh chụp màn hình.

Ảnh chụp màn hình.

Những website lưu trữ này cho phép mọi người chia sẻ file có dung lượng lớn hoặc mở ra xem trên bất cứ máy tính kết nối Internet nào. Tất cả đều dễ sử dụng và một số còn tự động cập nhật file mới trong ổ cứng của người sử dụng.

Box.net: 1 GB miễn phí và 5 GB nếu người sử dụng trả thêm 5 USD/tháng.

Streamload MediaMax: Miễn phí 25 GB upload (tải lên) và 1 GB download (tải xuống) mỗi tháng. Nếu trả thêm 4,95 USD/tháng, người sử dụng sẽ có ổ lưu trữ ảo 100 GB và có thể tải về 10 GB/tháng.

MailBigFile: Cho phép gửi file nhanh chóng, dễ dàng với kích thước lên đến 1 GB mà không cần đăng ký tài khoản. Mail Big File hỗ trợ mã hóa 128 bit, tức an toàn hơn cả các dịch vụ e-mail thông thường.

Pando: Một dịch vụ kết hợp của YouSendIt, BitTorrent và AIM.

MooLoad: Kích thước file tối đa là 500 MB và sẽ chỉ tự động xóa nếu sau 30 ngày không có ai tải xuống.

Diino: Ngoài việc cho phép chia sẻ file dung lượng lớn dễ dàng, Diino còn hỗ trợ tổ chức ảnh số, chơi nhạc và truy cập thông tin an toàn.

bbDRIVE: Lưu trữ 10 GB và không giới hạn kích thước file.

Picture9: Nơi lưu trữ ảnh và tạo slideshow cho blog, đấu giá eBay và MySpace.

FileXoom: Kích thước file tối đa 100 MB, khả năng lưu trữ 2 GB và hỗ trợ tất cả các định dạng file.

zSHARE: Kích thước file 100 MB, thời hạn 10 ngày (chỉ bị xóa nếu không có ai tải trong vòng 10 ngày).

BigFileUpload: Kích thước file 100 MB, không giới hạn thời gian lưu trữ.

GimeHost: Tải file với dung lượng 250 MB.

SendOver: Kích thước file lên tới 2 GB nhưng thời gian tồn tại của file chỉ là 7 ngày.

MegaShares: Kích thước file 1,5 GB và sẽ bị xóa sau 25 ngày nếu không có ai tải về.

FileFactory: Kích thước file 1,5 GB, cho phép tải xuống 25 lần trong thời gian 7 ngày.

Spread-It: Kích thước file 500 MB với thời hạn 14 ngày.

XtraFile: Kích thước file 250 MB, thời hạn: 15 ngày

RapidSharing: Kích thước file 50 MB với thời hạn 60 ngày.

YouSendIt: Kích thước file 1 GB, giới hạn 25 lượt tải và thời gian tồn tại 7 ngày.

RapidShare: Kích thước file tối đa 100 MB với thời gian tồn tại 30 ngày.

Inbox.com: Webmail miễn phí với dung lượng 2 GB.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2006/08/3B9ECB76/

sau này nếu thiện mỹ muốn gởi bất cứ một file nào, thì chỉ cần chọn một trong 21 kho lưu trữ miễn phí trên mạng đây. nghĩa là sau khi đã upload file đó lên trên mạng rồi, họ sẽ cho một đường link, thiện mỹ sẽ gởi đường link đó cho Quý Phật Tử, Quý Phật Tử chỉ cần copy đường link đó paste [ nghĩa là dán] địa chỉ đường link đó vào chỗ chữ address trên internet explorer, hoặc bất cứ một trình duyệt web nào, như là Mozilla firefox, hay Opera, hay slimbrower, vân vân, dán nó vào địa chỉ web xong, bấm enter, nó sẽ ra địa chỉ để download file, xong chỉ cần bấm vào file đó, nó sẻ tự động download vào trong máy, giống như transfer file [ là gởi file] như bên yahoo messenger, hay skype vậy.

GIẢ SỬ BÁ THIÊN KIẾP




GIẢ SỬ BÁ THIÊN KIẾP [ Ví dẫu trăm ngàn đời ]
Karma even after the lapse of a hundred kalpas,
SỞ TẠO NGHIỆP BẤT VONG [ Chỗ tạo nghiệp chẳng mất ]
Will not be lost nor destroyed;
NHÂN DUYÊN HỘI NGỘ THỜI [ Nhân duyên thời tiết đến ]
As soon as all the necessary conditions are ready,
QUẢ BÁO HOÀN TỰ THỌ [ Quả báo mình phải chịu ]
Its fruit is sure to ripe.

DỤC TRI TIỀN THẾ NHÂN, KIM SANH THỌ GIẢ THỊ
You have done somethings in the past, therefore you are what you are now.
DỤC TRI LAI THẾ QUẢ, KIM SANH TÁC GIẢ THỊ
You are doing somethings now, which is determine your future.
http://niemphatthanhphat.blogspot.com

KIẾT HẠ AN CƯ

THƠ VU LAN CỦA THÍCH THIỆN HỮU

TÔI NGHE ĐƯỢC THƠ VU LAN CỦA THẦY THIỆN HỮU, NGÀY 06 THÁNG O8 NĂM 2006. ĐƯỢC NGÂM TRÊN ĐÀI RADIO [S B S] AUSTRALIA RẤT HAY.
THÍCH THIỆN MỸ GHI LẠI VÀI HÀNG LƯU NIỆM

Saturday, August 05, 2006

VÔ THƯỜNG



ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ LUẬT CỦA MỘT LÀNG NÀO,
No village Law, no Law of market town,
CỦA MỘT PHỐ NÀO, CỦA MỘT NHÀ NÀO.
No Law of a single house is this.
ĐÂY LÀ LUẬT DUY NHẤT CỦA THẾ GIỚI VÀ CỦA THẾ GIỚI CHƯ THIÊN.
Of all the world and all the world of Gods,
This only is the Law.
RẰNG: TẤT CẢ MỌI VẬT LÀ VÔ THƯỜNG.
That all things are impermanent.
http://niemphatthanhphat.blogspot.com

ĐẠI LỄ VU LAN 2006



http://www.buumon.org/
http://www.kimson.org/
http://www.tudamhaingoai.com/
http://www.thaoluanphatphap.net/hinhanhsinhhoat.html
http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=188590&mpage=9&key=𾜼
http://www.kimcang.com/
http://vietbao.com/main.asp?nid=103961&catgid=5
http://www.hoahao.org/default.asp?catid=11&nid=7547
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/04/26/2630th_Vesak_in_California_YLan/
http://www.vnn-news.com/article.php3?id_article=2269
http://www.dainam.net/?m=show&id=3273
http://www.dainam.net/?m=show&id=3250
http://www.vov.org.vn/?page=109&nid=19156
http://www.lenduong.net/article.php3?id_article=17413
http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha628.htm
http://www.phapam.com/
http://www.queme.net/vie/index_detail.php?numb=622
http://nguoivietboston.com/
http://www.asianlabrys.net/forum/index.php?s=985ab7959003467147f19a6ed440e712&showtopic=1264&pid=5200&st=0&#entry5200
http://phatviet.net/?f=ard&node=2,22&id=195
http://www.khoahoc.net/baivo/uyenhanh/130706-nucuoividieu.htm
http://groups.msn.com/TinhQuang/ntng.msnw
http://vinhnghiemvn.com/
http://www.dharmasite.net/
http://www.thuvienvietnam.com/ftopicp-32743.html
http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenphuthu/270706-kinhhieuchame.htm
http://www.littlesaigontv.com/modules.php?name=News&file=article&sid=624

BUDDHISM IN INDIA

Hơn 50,000 người cùng đinh từ bỏ Ấn giáo
quy y tam Bảo tại thủ đô Ấn Độ, 4-11-2001
Thanh Tâm phỏng vấn Thích Nhật Từ
(Hình của Đạo Phật Ngày Nay)

Tin 1 triệu người thuộc giai cấp cùng đinh của Ấn Độ từ bỏ Ấn giáo, quy y Tam Bảo tại viện Ambedkar, thủ đô Delhi Ấn Độ, đã tạo ra cơn sửng sốt cho các đảng lãnh đạo Ấn giáo của chính phủ Ấn Độ và gây chấn động khắp thế giới. Thanh Tâm đã phỏng vấn đại đức Thích Nhật Từ, tu sĩ Việt Nam duy nhất tham dự đại lễ quy y này.

Ram Raj va ban to chuc phat nguyen giu tam y, ngu gioi va 22 dieu nguyen truoc tuong Phat va Ambedkar

Tuyên thệ Phật tử: Anh Ram Raj và các giới tử tuyên thệ vâng giữ tam quy ngũ giới suốt đời

Thanh Tâm: Vài ngày trước đại lễ quy y, các hãng thông tấn xã trên thế giới loan báo có trên 1 triệu dân Ấn giáo thuộc giai cấp cùng đinh của Ấn Độ sẽ trở về thủ đô Delhi, Ấn Độ, quy y Tam Bảo. Xin thầy cho biết con số chính thức khoảng bao nhiêu?

TNT: Chúng tôi có mặt vào lúc 4 giờ chiều ngày 3-11-2001, tại Văn Phòng của Câu Lạc Bộ Đức Phật, một trong hai hiệp hội đứng ra tổ chức đại lễ quy y. Hiệp hội quan trọng còn lại là Liên đoàn của các tổ chức giai cấp thấp và bộ tộc toàn Ấn Độ có tên là “All India Confederation of SC/ST Organisations” (AICSCSTO). Chúng tôi được cư sĩ Sudhir Hilsayan, tổng biên tập của tạp chí “Tiếng Nói của Đức Phật” (The Voice of Buddha), cho biết có khoảng 1 triệu người ghi danh đổi đạo. Đại lễ quy y dự định tổ chức tại khuôn viên Ramlila Maiden, đối diện với Thành Đỏ (Red Fort) nơi tổ chức lễ tuyên ngôn độc lập của Ấn Độ năm 1947 và nơi tổ chức lễ quốc khánh hằng năm. Ramlila Maiden không thể chứa nổi con số 1 triệu người tham dự. Chiều 3-11, chúng tôi nói chuyện với anh Ram Raj, 43 tuổi, nguyên là phó phòng thuế lợi tức, Delhi, và chủ tịch Hiệp hội AICSCSTO và là trưởng ban vận động và tổ chức đại lễ quy y. Anh cho biết toàn bộ giới tử sẽ có mặt tại viện Ambedkar Bhawan vào lúc 9 giờ sáng. Sau một buổi lễ Tam Bảo ngắn, toàn bộ chư tôn đức và giới tử sẽ đi diễu hành và tới Ramlila Maiden vào lúc 11 giời trưa. Sau khi ổn định chỗ ngồi, lễ quy y sẽ được diễn ra vào lúc 12 giờ trưa. Chương trình đã phải thay đổi do áp lực của chính quyền Ấn Độ. Chính quyền rút lại giấp phép tổ chức đại lễ quy y và hăm doạ rằng ai đến dự sẽ có thể bị bắt. Ban tổ chức vẫn kiên quyết làm theo chương trình quy định. Tối ngày 3-11 và trọn ngày 4-11, lực lượng cảnh sát thuộc quận trung tâm Delhi đã phải tăng cường và nhờ 7 công ty cảnh sát ở các quận lân cận đến giúp. Cảnh sát được trang bị các vũ khí trấn áp đám đông ở các ngã đường đến viện Ambedkar Bhawan, Ramlila Maiden và 3 sân ga tại Delhi. Trước tình hình căng thẳng đó, ban tổ chức đã thỉnh kiến HT. Buddha Priya Rahul, vị đệ nhất giới sư của đại lễ quy y. Cuối cùng cuộc diễu hành đã bị huỷ bỏ, để tránh bạo động có thể xảy ra.

HT. Buddha Priya Rahul (cam micro) dang truyen gioi phap Chu tang den chung minh dai le bi buoc nguoi xuong dat, nhuong cho cho "khach quy"
HT Buddha Priya Rahul, đệ nhất giới sư, truyền Tam Quy và Ngũ Giới Ngoài quý giới sư, chư tăng đến chứng minh đại lễ đã bị buộc ngồi xuống đất, nhường chỗ cho khách không mời mà đến

Các giới tử đến quy y tập thể đến từ nhiều bang khác nhau ở Ấn Độ, nhiều nhất là các bang Maharashtra, Kerala, Tamil Nadu, Bihar và Utta Pradesh. Phần lớn họ sanh ra và lớn lên trong cộng đồng Ấn giáo và được xem là những người được thượng đế sanh ra để làm một thiên chức duy nhất là làm nô lệ cho các giai cấp khác của Ấn giáo. Cảnh sát đã làm các biểu ngữ giả ở Ramlila Maiden và khuôn viên của Thành Đỏ, nhân danh Ram Raj trưởng ban tổ chức, tuyên bố huỷ bỏ đại lễ quy y, để buộc các giới tử phải bỏ về. Hàng ngàn giới tử khác trên đường xe lửa đến Delhi từ các bang Haryana và Panjab để quy y đã bị chận lại ở giữa đường và nhiều người trong đó có vài vị Tăng hướng dẫn các đoàn giới tử đã bị giữ ở sân ga. Cảnh sát làm việc tích cực, giải tán các giới tử khỏi Ramlila Maiden. Đây có thể là lý do làm hàng ngàn giới tử bỏ cuộc. Khuôn viên của viện Ambedkar Bhawan không thể dung chứa trên 50,000 người. Kết quả là con số giới tử quy y khoảng trên dưới 50,000 mà thôi. Do khuôn viên viện đã đầy, những giới tử đến trễ đã phải đứng ngoài khuôn viên viện trong nhiều tiếng đồng hồ.

Gioi tu han hoan gio tay len cao, sau khi tiep nhan gioi phap

Phút lịch sử đã đến: Các giới tử hân hoan khi biết mình không còn là những kẻ nô lệ Ấn giáo nữa

Thanh Tâm: Xin thầy cho biết có bao nhiêu Tăng Ni Ấn Độ và ngoại quốc tham dự lễ đại quy y trên?

TNT: Chỉ có khoảng 40 Tăng Ni tham dự đại lễ quy y: 35 vị tăng Ấn Độ, trong đó chỉ có 1 vị tỳ-kheo-ni duy nhất, 1 vị tăng Miến Điện, 2 vị tăng và 1 vị ni Triều Tiên và một vị tăng Việt Nam là chúng tôi.

Thanh Tâm: Nghĩa là không có đức Dalai Lama? Tại sao đại lễ quy y lớn và tầm vóc lịch sử như vậy lại có quá ít tu sĩ Phật giáo tham dự?

TNT: Chiều ngày 3-11 chúng tôi có nói chuyện riêng anh Ram Raj, trưởng ban tổ chức cuộc lễ, thì được biết đức Dalai Lama không được mời. Nhiều vị tôn túc Phật giáo Ấn Độ và đại diện các nước Phật giáo hiện có mặt tại Ấn Độ cũng không được mời. Ngay cả vài vị Tăng Ấn Độ có mặt ngày hôm đó cũng không có thơ mời. Họ đến để ủng hộ những người phát tâm quy y, sống theo chánh pháp. Nguyên nhân đơn giản là ban tổ chức đại lễ quy y tu học theo tông chỉ của “Phật giáo Ambaker.” Họ không thích Phật giáo Tây Tạng. Họ cũng không có các quan hệ hợp tác giữa các tổ chức Phật giáo quan trọng trong Ấn Độ và dĩ nhiên không có quan hệ với các tổ chức Phật giáo nước ngoài tại Ấn Độ. Theo chúng tôi đây là một điều làm cho Phật giáo thiếu sức mạnh của đoàn kết và hợp tác trong các Phật sự trọng đại này.

Ban to chuc trinh gioi truyen thong bieu ngu gia mao Ram Raj tuyen bo huy bo dai le Dia diem moi cua dai le cai dao tai Ambedkar Bhawan
Biểu ngữ giả mạo: Ban tổ chức trình cho giới báo chí một biểu ngữ mạo danh anh Ram Raj tuyên bố huỷ bỏ đại lễ quy y một ngày trước khi đại lễ diễn ra. Địa điểm đã thay đổi: Người đổi đạo tập trung về viện Ambedkar, trong khi tượng đài Ambedkar trở thành nhân chứng của cuộc đổi đạo theo Phật giáo.

Thanh Tâm: Có đại diện các tôn giáo tới dự không?

TNT: Ban tổ chức có gởi thơ mời hai lãnh tụ dân giai cấp thấp của Ky-tô giáo và hai vị Hồi giáo. Các vị này đều xuất thân từ giai cấp thấp và là những nhà lãnh đạo các giai cấp thấp của Ky-tô giáo và Hồi giáo. Cũng có những vị khách không mời mà đến. Đó là giám mục tiến sĩ M.A. Thomas và vị linh mục trợ lý của ông. Sự xuất hiện của những vị khách không mời mà đến này đã gây sự chú ý lớn của giới chính quyền và các đài báo nước ngoài. Cái đài và phóng viên nước ngoài đã không bỏ lỡ cơ hội hướng camera và máy chụp về họ. Dĩ nhiên sự có mặt của họ đã tạo ra một “ván bài lật ngữa” với học thuyết “Christian conspiracy” mà nhà nước Ấn Độ đưa ra cách đây vài ngày, để cấm đổi đạo tập thể. Ban tổ chức bị rơi vào thế khó xử hơn. Không hiểu vì lý do gì mà họ đã mời những vị “khách quý” đó vào dãy ghế của chư tôn đức chứng minh đại lễ quy y. Ngoài các vị giới sư, chư Tăng đến chứng minh phải ngồi bẹp xuống đất, trước khán đài khách quý! Đây là điểm thất bại lớn của ban tổ chức. Nó không chỉ thể hiện sự thiếu kính trọng Tăng bảo đến chứng minh lễ quy y mà còn rơi vào cái bẫy lý do của nhà nước cho rằng đại lễ quy y do Ky-tô giáo điều khiển.

Thanh Tâm: Tại sao họ lại chọn ngày 4-11-2001 để làm đại lễ quy y mà không chọn ngày khác?

TNT: Lúc đầu họ dự định tổ chức đại lễ quy y vào ngày 14-10-2001, ngày mà cách đây 45 năm về trước, Bồ-tát cư sĩ Ambedkar đã tổ chức lễ quy lớn nhất thế giới với hơn 500,000 người từ bỏ Ấn giáo theo đạo Phật. Đảng lãnh đạo Ấn Độ hiện tại là đảng BJP, một đảng có chính sách bảo tồn và truyền bá văn hoá Ấn Độ giáo (Hinduism), đã không cho phép, vì sợ sự kiện quy y lớn thứ hai vào ngày lịch sử này sẽ kéo theo tình trạng dân chúng giai cấp thấp sẽ từ bỏ đạo Hindu theo đạo Phật trong tương lai. Sự tổn thất về phương diện tín ngưỡng này sẽ còn kéo theo sự mất mát trong các số phiếu bầu cử ở hiện tại và tương lai, ở cấp toàn quốc và địa phương. Thay vào đó, toà án tối cao tại thủ đô Delhi đã cho phép tổ chức đại lễ quy y vào ngày 4-11-2001 tại Ramlila Maiden. Nhưng trước đó 3 ngày họ đã rút lại giấy phép!

Thanh Tâm: Theo các phương tiện thông tin đại chúng trên khắp thế giới, vào ngày 1-11-2001 chính quyền Ấn Độ đã rút lại giấy phép tổ chức đại lễ quy y. Hai lý do chính mà họ đưa ra là (i) có bàn tay của Ky-tô giáo Ấn Độ, và (ii) đại lễ quy y sẽ tạo nên nhiều mâu thuẫn cộng đồng và tôn giáo tại Ấn Độ. Theo thầy, các lý do trên có thuyết phục không?

TNT: Sau khi Ấn Độ được độc lập khỏi đế chế Anh quốc vào năm 1947, đất nước Ấn Độ đi theo thể chế Dân chủ thế tục (secular democracy). Đảng Quốc Đại (Congress) của dòng họ Gandhi và Nehru đã nắm chính quyền nhiều nhiệm kỳ và đảng đối lập lớn thứ hai là BJP đều theo Ấn giáo. Do đó dù gọi là dân chủ thế tục, tách khỏi ảnh hưởng tôn giáo, nhưng trên thực tế các đảng lãnh đạo thường thiên vị và ủng hộ Ấn Độ giáo nhiều hơn. Trong Hiến Pháp Ấn Độ, từ điều 25-28 cho phép mọi công dân tự do tín ngưỡng, được quyền đổi đạo và tiến hành các lễ thức tôn giáo tại những nơi công cộng. Lần này rõ ràng chính quyền Ấn đã không làm đúng theo hiến pháp. Họ đã rút lại giấy phép cho tổ chức đại lễ quy y, chỉ 3 ngày trước khi đại lễ được tổ chức, đã làm cho hàng ngàn người từ các bang xa xôi không dám đến dự lễ. Vi ty-kheo-ni duy nhat trong dai le cai dao theo Phat giaoĐể viện lý do, họ không còn cách nào khác phải nói rằng đại lễ quy y của Phật giáo do Ky-tô giáo Ấn Độ điều khiển, để gây bất bình trong quần chúng Ấn giáo, bởi lẽ, các cuộc đổi đạo của Ky-tô giáo trong lịch sử Ấn Độ nếu không đi bằng đường “thực dân” thì cũng bằng kế sách “viện trợ kinh tế” để thu hút các tầng lớp cùng đinh trong xã hội Ấn Độ, những người bị kinh thánh Ấn giáo là Veda liệt vào hạng sanh ra từ chân của thượng đế để phục dịch vô điều kiện cho các giai cấp khác là vua chúa và bà-la-môn. Một khi đại lễ quy y của Phật giáo được hiểu méo mó do Ky-tô giáo điều khiển thì ý nghĩa của đại lễ quy y sẽ không còn nữa. Các báo chí có ý thức hệ Ấn giáo như tờ Hindustan Times và tờ The Hindu, còn viết không cần bằng cớ rằng tại đại lễ này giới Ky-tô giáo sẽ còn phân phát miễn phí kinh thánh của họ nữa. Tờ The Times of India với vị tổng biên tập là Kỳ-na giáo, ấn bản Chandigarh còn đưa các thông tin thuộc dạng “disinformation” để lạc dẫn quần chúng. Tờ báo này ra ngày 3-11 ghi rằng anh Ram Raj đã đổi chương trình 180 độ, tự tuyên bố huỷ bỏ lễ quy y. Vài tờ nhật báo khác thì “im lặng” không đưa tin, như thể không có chuyện gì sẽ xảy ra.

Góp phần hoằng pháp: Vị Tỳ-kheo-ni
người Ấn Độ duy nhất trong đại lễ cải đạo

Là người có trao đổi với anh Ram Raj chúng tôi được biết anh không hề tuyên bố huỷ bỏ đại lễ. Là một người nhân chứng, đại lễ quy y vẫn diễn ra trước sự đe doạ của cảnh sát. Chúng tôi không thấy có một quyển thánh kinh nào được phân phối hôm đó. Chỉ có quyển “Tinh Hoa Đạo Phật” (Essence of Buddhism) với hai ấn bản, tiếng Anh và quốc ngữ Hindi được ấn tống và gởi tặng đến các giới tử, như kim chỉ nam cho sự tu học của họ sau đại lễ quy y. Kinh sách Phật giáo bằng Hindi, hình tượng Phật và bồ-tát Ambedkar được bày bán dọc theo dãy tường của khuôn viên viện Ambedkar với giá rất tượng trưng.

Chiều 3 giờ ngày 3-11-2001, chúng tôi có nói chuyện với tổng giám mục giáo phận Delhi, tiến sĩ Vincent M. Concessao, về cái học thuyết “Christain conspiracy” của Bộ nội vụ và chính quyền Ấn giáo, vị giám mục này đã không ngần ngại trả lời, “đó là chính sách của nhà nước. Cái gì họ không thích thì họ bảo có bàn tay của Ky-tô giáo nhún vào. Điều mà họ quan tâm sâu xa hơn là trong tương lai chính quyền sẽ khó từ chối Ky-tô giáo tổ chức đổi đạo tập thể, như họ đã không cho phép trong dịp đức giáo hoàng tham dự đại hội các giám mục châu Á vừa qua.”

Lý do thứ hai lại càng không thể chấp nhận được. Một khi điều lệ Hiến pháp cho phép người dân tự do đổi đạo, không dưới sự cưỡng bức hoặc viện trợ kinh tế, thì chính quyền Ấn giáo không thể viện cớ rằng đại lễ quy y sẽ gây ra làn sóng mâu thuẫn, trong các cộng đồng khác tín ngưỡng và tôn giáo. Trong lịch sử Ấn Độ và nhiều nước Phật giáo trên thế giới, người theo đạo Phật không hề bị cưỡng bức và cũng không hề nhận được các trợ cấp kinh tế nào cả, như trong trường hợp của những người đổi đạo theo Ky-tô giáo. Dân chúng giai cấp thấp của Ấn giáo từ bỏ Ấn giáo quy y Tam bảo ngày hôm đó đều phải tự sắp xếp nơi ăn chỗ ở cho bản thân và gia đình mình. Mọi chi phí xe cộ và ăn ở đều do họ tự chi trả cả. Ban tổ chức cũng là những người thuộc giai cấp thấp không thể xoay sở cho họ nỗi, mà trên thực tế họ cũng không cần trả lại số tiền đó. Họ đến với đạo Phật do thấy được lời Phật dạy tôn trọng giá trị con người trên hành vi và tư cách đạo đức chứ không phải thân tộc và giai cấp.

Thanh Tâm: Xin thầy cho biết vắn tắt nội dung của đại lễ quy y

Gioi tu doc quyen Tinh Hoa Dao Phat sau khi tho gioiTNT: Lễ quy y được tổ chức ở một nơi ngoài dự tính. Như đã nói, thay vì tổ chức quy y tại Ramlila Maiden, họ buộc phải tổ chức ở mặt sau khuôn viên viện Ambedkar, một nơi có sức chứa nhỏ hơn nhiều so với nơi dự định. Cả giới sư và giới tử đều phải ngồi ngoài trời nắng nhiều tiếng đồng hồ, không có màn che chống nắng. Chỉ có một khán đài nhỏ, trước để một bàn Phật và di ảnh của Ambedkar. Ban tổ chức đại diện cho toàn thể giới tử tác bạch thỉnh quý giới sư truyền trao tam quy và ngũ giới. Nhìn chung, phương thức của đại lễ quy y hoàn toàn giống với cách mà bồ-tát cư sĩ Ambedkar tổ chức vào ngày 14-10-1956. Lễ truyền ba nương tựa (tam quy) và năm nguyên tắc đạo đức (ngũ giới) được đệ nhất giới sư, HT Buddha Priya Rahul, xướng đọc và truyền trao bằng quốc ngữ Hindi. Sau đó anh Ram Raj tuyên đọc 22 điều tuyên thệ Phật tử do Ambedkar chủ xướng, trong đó điều 13-17 là ngũ giới. Các giới tử theo tuyên thệ sẽ vâng giữ trọn đời. Bài pháp ngắn của Hoà thượng đệ nhất giới sư giới thiệu về các giáo nghĩa căn bản của đạo Phật, phương pháp hành trì, và tính thích ứng của đạo Phật trong mọi thời đại. Hoà thượng không quên khuyên các giới tử phải giữ vững lập trường tu học của người Phật tử, vì từ nay trở đi họ không còn là những kẻ nô lệ của Ấn giáo, họ đã góp phần phá huỷ hệ thống giai cấp của Ấn Độ trong thời hiện tại và họ là những người góp phần tạo nên một thiên sử mới của bình đẳng, giác ngộ và trí tuệ. Ban tổ chức và các lãnh tụ giai cấp thấp của các tôn giáo khác lần lượt phát biểu ý kiến và kêu gọi toàn thể giới giai cấp thấp nên đoàn kết hoà hợp để đấu tranh với chủ nghĩa giai cấp bất công của Ấn Giáo. Sau 5 tiếng đồng hồ, buổi lễ đã được kết thúc vào lúc 5 giờ chiều ngày 4-11, nhưng trọn đêm 11-4 các giới tử ở xa dường như đã thức trắng trong niềm hân hoan để chuẩn bị ra về vào ngày 5-11.

Thanh Tâm: Xin thầy cho biết 22 lời phát nguyện Phật tử của Ambekar?

TNT: Thông thường, một người được gọi là Phật tử chính thức ngay sau khi phát nguyện trở về sống nương tựa theo đức Phật, giáo pháp và Tăng đoàn của ngài, và tuyên thệ sống theo năm nguyên tác đạo đức. Trong tác phẩm nổi tiếng của mình, Đức Phật và Giáo Pháp của Ngài (The Buddha and His Dhamma, tr. 451), Ambedkar đã triển khai thành 22 điều tuyên thệ Phật tử để giúp cho giới tử hiểu đại cương về đạo Phật, những gì theo và không theo. Vì phần lớn những người đổi đạo có đạo gốc là Ấn Độ giáo (Bà-la-môn giáo ngày xưa) nên nội dung của 22 lời tuyên thệ này nhắm vào việc từ bỏ một cách có ý thức hệ thống thần linh và tín ngưỡng của tôn giáo này, một khi trở thành Phật tử. 22 điều đó là:

Gioi tu dang cham chu nghe gioi phap1. Không thừa nhận (tam thể thượng đế) Brahma, Vishnu và Mahesh Siva là thượng đế hay các thần; không nên tôn thờ và tín ngưỡng họ.

2.Không thừa nhận Rama và Krishna là các thần; không nên tôn thờ và tín ngưỡng họ.

3. Không thừa nhận và tôn thờ các thần và nữ thần Ấn giáo.

4. Không tin vào học thuyết Thượng đế tái sanh (dưới nhiều hình thức của các vị tiên tri).

5. Không tin rằng đức Phật là tái sanh của thần Vishnu và hãy xem đây là lối tuyên truyền sai lầm phát xuất từ sự điên rồ.

6. Không tiến hành lễ Shraddha (śraddha) và không cúng cơm sữa trong chén đất sét (pindadana) (cho người chết). (Ghi chú: Shraddha là lễ cúng cơm sữa và nước liên tục 13 ngày kể từ khi một người thân qua đời).

7. Không mời các tu sĩ bà-la-môn tiến hành các nghi lễ Phật giáo.

8. Không làm các điều gì có hại đến đạo Phật.

9. Tin vào nguyên lý rằng mọi người đều bình đẳng

10. Khuyến khích và chủ xướng học thuyết bình đẳng (của đức Phật).

11. Sống theo bát chánh đạo là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tin tấn, chánh niệm và chánh định.

12. Thực hành mười ba-la-mật.

13. Trang trải tình thương đến mọi loài.

14. Không trộm cắp.

15. Không nói sai sự thật.

16. Không ngoại tình.

17. Không uống rượu.

18. Phải sống phù hợp với đạo đức (giới), tình thương (từ) và trí tuệ (trí).

19. Từ bỏ tôn giáo cũ của mình là Ấn Độ giáo, một tôn giáo đi ngược lại với tiến hoá của nhân loại, dựa trên bất bình đẳng; và chấp nhận đạo Phật.

20. Xác tín rằng đạo Phật là giáo pháp cao thượng.

21. Tin tưởng học thuyết (nghiệp và) tái sanh.

22. Long trọng tuyên bố rằng từ nay cho đến trọn đời tôi sẽ sống theo lời Phật dạy.

Thanh Tâm: Là người tới dự, thầy có tiếp xúc với các giới tử không? Họ có suy nghĩ gì trước và sau khi quy y?

TNT: Ngày 3-11 chúng tôi có dịp đến Ramlila Maiden, nơi tổ chức đại lễ quy y theo dự kiến, và viện Ambedkar Bhawan. Chúng tôi có tiếp xúc nhiều đoàn Phật tử ở các bang khác tụ về. Tôi hỏi một đoàn Phật tử “cảnh sát không cho phép tiến hành lễ quy y thì quý vị sẽ phải làm gì?” Người trưởng đoàn trả lời, “nếu không cho phép chúng tôi sẽ quy y tam bảo tại ga xe lửa.” Một người trong một đoàn khác nói, “lễ quy y sẽ phải tiến hành, bằng bất cứ giá nào! Nếu cảnh sát nổ súng thì chúng tôi sẵn sàng chết với tư cách người Phật tử. Cái chết như vậy sẽ giúp cho chúng tôi tái sanh làm Phật tử ở đời sau.” Cư sĩ V.T. Raj Shekhar, chủ bút tờ Dalit Voice (tiếng nói của dân giai cấp bị áp bức), vững tin nói “đại lễ quy y này không ai có thể ngăn cản được. Đây là khởi đầu của phong trào xoá bỏ giai cấp ở Ấn Độ.” Sau đại lễ quy y, có người đã rơi nước mắt nói “từ nay chúng tôi không còn là những kẻ nô lệ nữa. Giáo pháp đức Phật đã giải phóng chúng tôi khỏi đêm trường Ấn giáo suốt hơn 3000 năm.” v.v…

Hoa thuong de nhi gioi su va Thich Nhat Tu

Hoà thượng đệ nhị giới sư và Thích Nhật Từ (mặc áo tràng nâu, bên phải)

Thanh Tâm: Phật giáo Việt Nam có thể rút được kinh nghiệm gì từ việc tổ chức cải đạo và quy y tập thể này?

TNT: Bài học lớn nhất là thiếu liên kết của các tổ chức Phật giáo đã làm cho đại lễ quy y giảm đi sức mạnh Phật giáo. Lời dạy của đức Phật người chủ xướng hoà hợp, đoàn kết và hợp tác cần phải được các vị lãnh đạo đạo Phật lưu tâm hơn nữa. Các nhà lãnh đạo Phật giáo nên ngồi lại với nhau, xoá bỏ đi các điểm dị biệt, cùng hợp tác và hỗ trợ nhau làm Phật sự. Lợi thế lớn nhất của đạo Phật là tính đạo đức, triết lý và thích ứng mọi thời đại của lời Phật dạy đã thu hút nhiều người “giác ngộ” từ bỏ tôn giáo cũ của mình để sống theo đạo Phật. Kinh sách đạo Phật là một biển rừng về đạo đức và tâm linh để nhân loại nương sống một cách an lạc và hạnh phúc. Nhưng điểm yếu nhất của Phật giáo là thiếu hẳn tổ chức quy mô và khoa học. Thành phần trí thức Phật tử trẻ và nam giới thường ít đi chùa. Đạo Phật qua sinh hoạt của các chùa viện và giáo hội trong thời gian qua đã gần như trở thành đạo của các cụ già và phụ nữ. Sức mạnh của đạo Phật do đó khó được phát huy đúng mức.

Bài học khác là giáo hội Phật giáo nên tổ chức các đại lễ quy y tập thể như vậy trong tương lai. Ở Việt Nam và nhiều nước Phật giáo trên thế giới, lễ truyền giới sa-di, sa-di-ni, thức-xoa-ma-na-ni và tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni thường được tổ chức tập thể. Nhiều giới đàn có trên 1000 giới tử thọ giới. Tiếc là không có các giới đàn tương tự cho người tại gia và nhất là những người yêu thích đạo Phật. Vào các ngày như mùng 1 tết, rằm tháng tư, tháng 7 và tháng 10, các lễ quy y tập thể nên được tổ chức ở cấp tỉnh / thành và toàn quốc. Các sách cẩm nang cho Phật tử như quyển Phật Tử của cố HT. Thiện Châu và Cây Thang Giáo Lý của cố HT. Thích Thiện Hoa và các kinh nhật tụng thuần Việt nên được ấn tống vào các dịp này để người quy y hiểu rõ lời Phật dạy hơn. Được như vậy thì mỗi người Phật tử là một ánh đuốc soi đường cho người khác sống đời giác ngộ, tình thương và trí tuệ của đức Phật, góp phần đem lại an lạc và hạnh phúc cho mình và tha nhân.

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/sukien/50000nguoi_quyy_TamBao.htm

AMITABHA BUDDHA IN JAPAN

NAMO AMITABHA BUDDHA

HƯỚNG DẪN ĐỂ COI TRANG WEB BLOG

HƯỚNG DẪN ĐỂ COI TRANG WEB BLOG



THIỆN MỸ TƯỞNG RẰNG NÓ CẮT MẤT TRANG WEB BLOG, CHỨ THẬT SỰ KHÔNG PHẢI, BỞI VÌ TRANG WEB DÀI QUÁ NÊN NÓ THÂU NGẮN LAI.
MUỐN COI TRANG WEB PHẦN PHÍA DƯỚI NỮA, THÌ BẤM VÀO PHẦN DƯỚI CÙNG PHÍA BÊN TRÁI, CHỮ CÓ GẠCH DƯỚI, NÓ SẼ RA TRANG WEB MỚI, RỒI THÌ TỪ TRANG WEB MỚI ĐÓ TIẾP TỤC BẤM PHẦN DƯỚI CÙNG CỦA CHỮ CÓ GẠCH DƯỚI, RỒI CỨ NHƯ THẾ BẤM CHO NÓ ĐI XUỐNG ĐỂ COI HẾT TRANG WEB.
MUỐN COI TRỞ LÊN THÌ BẤM VÀO MŨI TÊN XANH PHÍA BÊN TRÁI DƯỚI CHỮ FILE, GỌI LÀ BACK, CỨ BACK NHƯ VẬY NÓ SẼ TỪ TỪ ĐI LÊN ĐỂ COI HẾT TRANG WEB BLOG.
CÒN MUỐN COI HÌNH THÌ BẤM VÀO HÌNH, MUỐN COI TRANG KINH THÌ BẤM CHUỘT TRÁI VÀO TRANG KINH, MUỐN COI TRANG KINH CHO RÕ, CỨ VIỆC TIẾP TỤC BẤM CHUỘT TRÁI LÊN TRANG KINH ĐỂ COI RỎ HƠN.
TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU
THÍCH THIỆN MỸ

LUOC SU PHUOC HUNG CỔ TỰ "CHÙA HƯƠNG" SADEC.

LUOC SU PHUOC HUNG CỔ TỰ "CHUA HUONG" SADEC.

Sa Đéc hien hoa voi cay lanh trai ngot, voi hoa kieng co truyen thong thanh lich. nhung Sa Dec con noi tieng boi nhan gian truyen tung cau : "Sa Đéc la Dat Phat" du khach ve day khong khoi ngac nhien va Sung Kinh truoc 50 ngoi chua lon nho nam rai rac khap dia ban Thi xa Sa Dec nho be. Va co mot ngoi Chua ma khong mot ai khong dung chan ghe tham, do la Co Tu Phuoc Hung, nam ngay tren Duong Hung Vuong, con duong chinh Dep nhat giua long Thi Xa. Thoi gian nhu de lai nhung du am tren mai ngoi reu phong. May trang lang thang bay, vẽ nen nhung buc tranh, tái hien mot thoi qua khu. Thuo Sa dec con hoang vu, ngoi lang nho, duong mon, co mot Nha Su ve khai mo mot cua Thien, gióng them mot tieng chuong Tu Bi vao Dat Phat. Do la nam 1838, gan lien voi ten tuoi Hoa Thuong THICH MINH PHUOC. Nhung den khoang nam 1846 thi mot bien co nao do, khien Chua Minh Huong cua nguoi Hoa o Sa Dec phai di doi, roi xac nhap voi Phuoc Hung la Chua Huong cho mai toi bay gio.

Gió sông Tiền ngày đêm thoi vao huong Chua, đong dua hai hang Tùng Bách bon mua xanh la, doc cong tam quan. Vuon kieng truoc san thơm thơm mùi bông Sứ, bong Trang nhu đang huong len Tuong Đài Quan The Am Bo Tat mau trang thanh cao. Khach vua den day da cam thay trut duoc ngay bao nhung noi lo toan, phien muon ngoai doi.

Buoc vao, Truoc tien phai la cua Đông Lang. Tầm mat du khach se gap ten Chua va hai chu "HOAN HY" khac tren bang gổ don chao. hai ben cot cua la doi cau doi:
Vinh Bao Thien Gia Hung Van Dai

Dat Thanh Tru So Phuoc Thien Thu.

Hai chu dau ghep thanh Phap Danh cua Hoa Thuong Tru Tri Doi thu 5 (Vinh Dat) va hai chu ghep thanh ten Chua (Phuoc Hung).

Giu vung Thien gia muon thuo

Gin ben tru so nghin thu.

(Thich Le Hung dich)

Cau noi nhu am vang manh me cua nguoi xua, tao mot su trang nghiem, dang kinh cho ngoi chua.

Ben trong Dong Lang la phong khach de tiep Thap Phuong ba tanh vãng lai. tien vao ben trong nua la To Điện gom nam gian, bo tri ba Qua Đường de Chu Tang tho trai moi ngay, giua To Dien, phia Trai Duong Ban Tho Chu Liet Vi To Su va cac vi Tru Tri. Nhung linh vi va di anh deu nam trong chiec khanh bang gổ sơn son thếp vàng, cham tro hoa van sac xao (nam 1828) do chua Minh Huong cung. Phia sau Ban Tho To la Phuong Truong (phong that) cua Ban Tru Tri va Tang Xa danh cho Tang sinh noi tru tu hoc.

Truoc To Dien treo mot buc hoanh Son Son Thiep Vang cham tro rat cong phu. Giua la ba chu lon : "BAT NHA DUONG". Phia tren ba chu ay tram chiec la bo de, trong la co khac chu Phuoc Hung Tu (bang chu Han rat nho). Nền buc hoanh trạm Mai, lan, Truc, cuc, Buom, Quat, Bau Luu, Cuon Thu, gay, But. v. v. . . Duoi goc Trúc lai cham noi rat nho : Bính Ngọ Nien (1846).

Ngoai ra con hai cau Đối khac rat dep :

Tu Thanh, Luc Pham Do Nhat Tam Chi So Tao

Thap Bang Phap Gioi Liet Vi Bao Chi Vo Sai.

Dich :

Bon coi Thanh, sau coi Pham thay do tam tao

Muoi phap gioi, moi cho deu bao ung khong sai.

(Thich Le Hung)

Quoc gia huu vinh son ha co

Phat dao vo cung nhat nguyet truong.

dich :

Nuoc nha con mai, non song vung

Dao Phat khong cung, ngay thang ben.

(Nguyen Quang Tuan)

Friday, August 04, 2006

BUDDHA IN CHINA

0 Comments:

Post a Comment

<< Home